Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Lê Thánh Tông - Quảng Nam, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 19:07:24 | Được cập nhật: 2 giờ trước (7:16:40) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1356 | Lượt Download: 47 | File size: 0.193536 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HSG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC ĐBBB

LÊ THÁNH TÔNG

NĂM HỌC 2018 – 2019

---------------

MÔN : SINH HỌC 11
Thời gian làm bài : 180 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

---------------------

Câu 1: Trao đổi nước và sinh dưỡng khoáng (2,0 điểm)
a. Giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây? Nguyên tố kali cho hiệu quả tốt
nhất đối với những loại cây trồng nào? Vì sao? (1,0 điểm)
b. Giải thích ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi nitơ của cây xanh. (0,5
điểm)
c. Nêu cơ chế chủ yếu để thực vật chống chịu với độc tính của nhôm tự do trong đất? (0,5 điểm)

Ý
a

Nội dung
Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây:

Điểm
0,25

- K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm
nồng độ đường trong dịch mạch rây, từ đó giúp nạp đường từ tế
bào nguồn vào ống rây. Việc K+ kéo nước vào mạch rây làm phát
sinh một áp suất dương trong mạch rây.
- Nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm ( 8-8,5)
nghĩa là nồng độ H+ nội bào thấp. Tận dụng được chênh lệch H+,

0,25

H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển cùng với Sucrose vào
trong dịch mạch rây.
* Những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như

0,25

lúa, ngô, mía, khoai, sắn….
Vì Kali giúp cho việc vận chuyển đường về cơ quan dự trữ, tăng

0,25

hàm lượng tinh bột. Đối với những cây trồng này, bón K là tối cần
thiết để đạt năng suất và chất lượng cao.
b.

Trong quá trình trao đổi Nitơ có quá trình khử NO3- gồm:
NO3- →

NO2- → NH3

Bước NO3- → NO2- cần lực khử NADPH, bước NO 2- → NH3 cần
lực khử FredH2.
1

0,25

Lực khử NADPH, FredH2 hình thành trong pha sáng quang hợp ở
thực vật.
c.

0,25

Cơ chế chủ yếu để thực vật chống chịu với độc tính của nhôm là:
Rễ cây bài tiết các axit hữu cơ (như axit malic, axit xitric,…).

0,25

Các axit này liên kết với các ion nhôm tự do làm giảm hàm lượng

0,25

nhôm tự do trong đất.
Câu 2: Quang hợp (2,0điểm)
a. Vì sao có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp để phân biệt cây C3 với cây
C4?
b. Tại sao trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng có màu nhạt hơn so lá ở
phía trong bóng râm có màu đậm? Khả năng quang hợp của chúng có giống nhau
không? Giải thích. (0,75 điểm)
c. Tại sao quá trình quang hợp ở thực vật C3 và thực vật CAM đều bị kìm hãm do
hàm lượng ôxi cao, nhưng ở thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng mà thực vật CAM lại
không có? (0,75)
Ý
a.

Nội dung
- Cây C3 chỉ có một loại lục lạp giống nhau ở các tế bào thịt lá.

Điểm
0,25

- Cây C4 có hai loại lục lạp, lục lạp ở tế bào mô giậu có tylakoid rất 0,25
phát triển, ít hạt tinh bột; lục lạp ở tế bào bao bó mạch có tylakoid
kém phát triển nhưng nhiều hạt tinh bột.
b.

Lá phía ngoài nhiều ánh sáng: số lượng diệp lục ít, Tỉ lệ diệp lục a/ 0,25
b cao.
Lá phía trong ít ánh sáng: số lượng diệp lục nhiều, Tỉ lệ diệp lục a/
b thấp.
Khả năng quang hợp khác nhau:
Khi cường độ ánh sáng mạnh → lá ngoài có cường độ quang hợp 0,25
mạnh hơn lá trong vì lá ngoài có nhiều diệp lục a có khả năng hấp
thụ tia sáng có bước sóng dài (tia đỏ).
Khi cường độ ánh sáng yếu → lá trong có cường quang hợp mạnh
2

hơn lá ngoài vì lá trong chứa nhiều dl b có khả năng hấp thụ ánh 0,25
sáng có bước sóng ngắn (xanh tím).
c.

- Quang hợp ở thực vật C3 và CAM đều bị kìm hãm bởi hàm lượng 0,25
O2 cao vì ở cả 2 loại thực vật này quang hợp đều xảy ra ở 1 loại lục
lạp có trong tế bào mô giậu.
- Ở C3 xảy ra hô hấp sáng vì có enzim cố định CO 2 là rubisco, khi 0,25
O2 cao nó có hoạt tính oxi hóa xảy ra hô hấp sáng
- Ở CAM: enzim cố định CO 2 đầu tiên là PEP cacboxilaza chỉ có 0,25
hoạt tính cacbôxil hóa. Mặt khác quá trình cố định CO 2 và khử
CO2 có sự phân định về thời gian  không có hô hấp sáng.

Câu 3: Hô hấp (1,0 điểm)
Khi đo RQ của một đối tượng hô hấp và thu được kết quả như sau: Ngày thứ 1 RQ =
1, ngày thứ 2 RQ = 0,7, ngày thứ 3 RQ = 1,3. Xác định các RQ thuộc nhóm chất nào?
Cho biết đối tượng hô hấp và giải thích?
Ý

Nội dung
Ngày 1: RQ = 1 – cacbonhydrat.

Điểm
0,25

Ngày 2: RQ = 0.7 – lipit.
Ngày 3: RQ = 1.3 – protein.
- Đối tượng hô hấp là hạt hoặc củ. Hạt hoặc củ đang nảy mầm.

0,25

- Vì khi nảy mầm cần nhiều năng lượng nên hô hấp mạnh. Hạt 0,25
hoặc củ khi sử dụng hết tinh bột dự trữ sẽ chuyển sang lipit và cuối
cùng đến protein để hình thành cơ thể mới.
- Đối tượng hô hấp là cây. Cây đang chết.

Câu 4: Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật (2,0 điểm)
3

0,25

a. Bằng cách nào auxin làm giãn thành tế bào thực vật? Tác động của auxin lên tế bào
có thể thay thế hoàn toàn bằng cách tăng nồng độ H + trong thành tế bào được không?
Giải thích.(0,75)
b. Nêu mối liên quan giữa Phitocrom với sự tránh bị che bóng của cây gỗ. (0,75)
c. Trong các hình thức thụ phấn diễn ra ở thực vật hình thức nào tiến hóa hơn? Tại
sao?
Ý
a

Nội dung

Điểm

- Auxin làm giãn thành tế bào thực vật bằng cách kích thích mở các 0,25
bơm H+ trên màng sinh chất →H+ từ trong tế bào ra ngoài thành tế
bào → làm giảm pH ở thành tế bào.
- Sự giảm pH đã hoạt hóa enzim phân hủy polisaccarit liên kết giữa 0,25
các sợi xenlulozo làm cho chúng lỏng lẻo → tạo điều kiện cho
thành tế bào dãn ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu của không
bào
- Tác động của auxin lên tế bào không thể thay thế hoàn toàn 0,25
bằng cách tăng nồng độ H+ trong thành tế bào. Do auxin không
chỉ tác động làm dãn thành tế bào mà còn hoạt hóa các gen tổng
hợp các protein và nguyên liệu mới đáp ứng cho sự sinh trưởng của
tế bào.

b.

Khi cây gỗ bị che bóng, thì tán lá rừng lọc bỏ đi nhiều ánh sáng đỏ 0,25
hơn so với ánh sáng đỏ xa. Vì tán lá đó hấp thụ ánh sáng đỏ, cho
ánh sáng đỏ xa đi qua.
Khi có nhiều ánh sáng đỏ xa, dạng Pr nhiều hơn, cây gỗ chỉ tập 0,25
trung để sinh trưởng cao hơn.
Ngược lại, ánh sáng mặt trời trực tiếp, làm tăng lượng Pfr. Kích 0,25
thích sinh trưởng phân nhánh, ức chế sinh trưởng thẳng đứng.

4

c.

Thụ phấn chéo tiến hóa hơn so với tự thụ phấn vì:

0,25

- Có sự tái tổ hợp vật chất di truyền từ 2 cơ thể khác nhau nên con
sinh ra sẽ đa dạng hơn về đặc điểm di truyền, tăng khả thích nghi 0,25
với môi trường sống luôn biến đổi.
Câu 5: Tiêu hóa và Hô hấp ở động vật (2,0 điểm)
a. Gan không tiết ra bất cứ enzim nào trong quá trình tiêu hóa thức ăn nhưng tại sao
vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn? (1 điểm)
b. Vai trò của áp suất âm trong khoang màng phổi? (0,5 điểm)
c. Ở người, cuối kỳ hít vào bình thường, áp suất âm màng phổi là -7mmHg, cuối kỳ
thở ra bình thường, áp suất âm màng phổi là -4mmHg? Giải thích (0,5 điểm)
Ý
a.

NỘI DUNG
-Gan tiết dịch mật góp phần nhu tương hóa lipit, tạo điều kiện thuận

ĐIỂM
0,25

lợi cho sự tiếp xúc giữa enzim lipaza và lipit biến đổi lipit dễ dàng
hơn
-Muối mật giúp tăng cường hấp thu qua niêm mạc ruột các sản phẩm

0,25

từ sự phân giải lipit
-Chuyển hóa và dự trữ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa: chuyển

0,25

hóa và dự trữ glicogen, góp phần điều hòa các chất trong máu, tổng
hợp các chất cần thiết như albumin, fibrinogen, ..
-Khử độc: biến NH3 thành ure là chất ít độc hơn, tiêu diệt vi khuẩn 0,25
đột nhập qua đường tiêu hóa
b.

Vai trò:
+ nhờ có áp suât âm trong khoang màng phổi và tính đàn hồi của phổi 0,25
nên phổi có thể thay đổi thể tích theo sự thay đổi thể tích lồng ngực,
thực hiện được chức năng thông khí
+ nhờ có áp suât âm trong khoang màng phổi tạo lực hút kéo lá tạng 0,25
sát lá thành=> theo tính đàn hồi kéo phổi giãn ra
+ nếu không khí hoặc dịch tràn vào khoang màng phổi làm giảm hoặc
mất áp lực âm=>phổi xẹp lại gây rối loạn thông khí và lưu thông
5

máu.
c.

Giải thích:
+khi hít vào, thể tích lồng ngực tăng, lồng ngực dãn ra trước khi phổi
giãn, khoang màng phổi mở rộng hơn=> áp suât âm trong khoang 0,25
màng phổi càng âm hơn
+khi thở ra, thể tích lồng ngực giảm do lồng ngực co lại, nhưng phổi
chưa kịp co lại => áp suât âm trong khoang màng phổi đỡ âm hơn

0,25

Câu 6: Tuần hoàn (2,0 điểm )
Biểu đồ dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa thể tích và áp lực trong chu kỳ tim ở tâm
thất trái ở cùng một người khi nghỉ ngơi và tập thể dục với cường độ nặng hoặc nhẹ.
Lưu lượng tim (CO) mỗi trường hợp là: COA = 6 L/phút, COB = 10.5 L/phút, COC =
19 L/phút.

a. Tính nhịp tim của người này khi tập thể dục ở cường độ nhẹ. (0,75 điểm)
b. Đường cong nào cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu là do tăng khả năng
co bóp của tim? Đường cong nào cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu do sự
gia tăng dòng máu về tĩnh mạch? Giải thích. (1,25 điểm)
Ý
a.

NỘI DUNG

ĐIỂM

Thể tích tâm thu
A: 128 - 48 = 88 mL, B: 155 - 47 = 108 mL, C =138 - 24 = 0,25
114 mL.
6

Người khi tập thể dục ở cường độ nhẹ có đường cong B.
 Nhịp tim: 10,5/0,108 = 97 nhịp/phút.

0,25
0,25

b.

- Nhịp tim lúc bình thường: 6/0,088 = 68 nhịp/phút

0,25

- Nhịp tim lúc tập thể dục cường độ nặng: 19/0,114= 166 nhịp

0,25

 C cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu do tăng khả 0,25
năng tăng co bóp của tim.
Lượng máu trở về tĩnh mạch tăng lên = lượng máu tăng lên
trong tâm thất trái ở pha co đẳng tích so với khi nghỉ ngơi:
- Trường hợp B: 155 – 128 = 27 ml/nhịp

0,25

- Trường hợp C: 138 – 128 = 10 ml/nhịp
 B cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu do tăng 0,25
dòng máu trở lại tĩnh mạch.

Câu 7: Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm)
a. Một người ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận 1 lượng muối và
nước vượt mức nhu cầu. Hãy cho biết người này:
- Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao?
- Hàm lượng renin, Aldosteron trong máu như thế nào?
b. Nêu sự khác biệt về cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở sa mạc với cấu
trúc thận của loài động vật có vú sống ở nước. Giải thích.
c. Phù nề là hiện tượng tích tụ nhiều dịch kẽ (dịch gian bào) ở bên ngoài tế bào. Ở
người, những trường hợp nào sau đây gây ra phù nề, không gây ra phù nề? Tại sao?
- Nồng độ prôtêin trong máu thấp.
- Nồng độ glucôzơ trong máu thấp.

Ý
a.

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu đều gia tăng, vì: 0,5
Lý do là ăn mặn và uống nước nhiều → tăng V máu → tăng
huyết áp. Huyết áp tăng làm tăng áp lực lọc ở cầu thận → tăng
7

V nước tiểu. Huyết áp tăng làm tăng V dịch ngoại bào.
- Hàm lượng renin, Aldosteron trong máu không đổi vì renin
và aldosteron được tiết ra khi huyết áp tâm thất của máu tăng 0,5
hoặc V máu giảm.
b.

- Thận của các loài có vú sống ở sa mạc có vùng tuỷ thận dày
hơn nhiều so với vùng tuỷ thận của động vật sống ở nước.

0,25

- Lý do: là vùng tuỷ thận dày chứa quai Henle dài và ống góp
nhằm tái hấp thu được nhiều nước trở lại cơ thể, do vậy chúng 0,25
tiết kiệm được nước.
- Nồng độ prôtêin trong máu thấp làm giảm áp suất thẩm thấu 0,25
c.

keo, giảm kéo dịch từ ngoài vào trong mao mạch, dịch tích tụ
nhiều bên ngoài mao mạch gây phù nề.
- Nồng độ glucozơ trong máu thấp làm giảm áp suất thẩm thấu 0,25
trong máu và dịch kẽ dẫn đến giảm lượng dịch kẽ, không gây
phù nề.

Câu 8: Cảm ứng ở động vật (2,0 điểm)
a. Neuron sau synap có điện thế nghỉ màng là -70 mV. Trong mỗi trường hợp sau
điện thế màng có xuất hiện không?
- 15 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 12 neuron tạo
EPSP 2 mV và 3 neuron tạo IPSP 3 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là -50 mV.
- 14 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 11 neuron tạo
EPSP 2 mV và 3 neuron tạo IPSP 3 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là -60 mV.
- 15 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 14 neuron tạo
EPSP 2 mV và 1 neuron tạo IPSP 9 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là 50 mV.
b. Giả sử điện thế nghỉ của nơron vận động ở người là -90mV. Giá trị điện thế nghỉ
của nơron sẽ thay đổi thế nào khi sử dụng một loại thuốc gây đóng hoàn toàn các
cổng Na+? Giải thích.

Ý

NỘI DUNG
8

ĐIỂM

a.

EPSP là điện thế hưng phấn sau synap, còn IPSP là điện thế ức
chế sau synap.
- Cường độ tín hiệu: 12 x 2 mV + 3 x (-3) mV = 15 mV

0,25

 Điện thế màng khi có tín hiệu: -70 + 15 = -55 < ngưỡng  0,25
Không xuất hiện điện thế hoạt động
- Cường độ tín hiệu: 11 x 2 mV + 3 x (-3) mV = 13 mV

0,25

 Điện thế màng khi có tín hiệu: -70 + 13 = -57 > ngưỡng  0,25
Xuất hiện điện thế hoạt động
- Cường độ tín hiệu: 14 x 2 mV + 1 x (-9) mV = 19 mV

0,25

 Điện thế màng khi có tín hiệu: -70 + 19 = -51 < ngưỡng  0,25
Không xuất hiện điện thế hoạt động
b.

- Giá trị điện thế nghỉ tăng.

0,25

- Giải thích: Các cổng Na+ đóng hoàn toàn → Na+ từ ngoài không
đi vào trong tế bào được → tăng sự chênh lệch giữa bên ngoài và 0,25
bên trong tế bào → điện thế nghỉ tăng lên.
Câu 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (2,0 điểm)
a. Em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có xu hướng nặng hơn bình thường
khi sinh. chúng cũng có nguy cơ bị tụt đường huyết ngay sau khi sinh. Giải thích hai
quan sát này. Biết rằng những em bé này đều đáp ứng với insulin bình thường.
b. Trình bày chu trình sinh trưởng và phát triển của ruồi. Dựa vào chu trình
sinh trưởng và phát triển đó, cho biết diệt ruồi ở giai đoạn nào mang lại kết quả
tốt nhất? Vì sao?
Ý
a.

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Khi mang thai, vì người mẹ bị đái tháo đường nên đường
huyết của mẹ luôn ở mức cao cung cấp cho thai nhi, giúp tăng 0,5
chuyển hóa năng lượng  tăng cân.
- Thai nhi cũng tăng tiết insulin để điều hòa lượng glucose đi 0,5
qua nhau thai. Sau khi sinh, khi lượng insulin vẫn còn cao
nhưng glucose cung cấp từ mẹ không còn nên lượng glucose
9

giảm xuống mức bình thường  em bé có thể bị hạ đường
huyết.
b.

- Chu trình sinh trưởng của ruồi: Trứng → dòi → nhộng → ruồi. 0,5
- Diệt ở giai đoạn dòi vì đây là giai đoạn mẫn cảm với các tác
nhân có tác dụng tiêu diệt, giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng 0,5
cần cho sự biến thái thành ruồi và giai đoạn này chúng chưa có
khả năng sinh sản.

Câu 10: Nội tiết (2,0 điểm)
a. Biểu đồ sau đây cho thấy nồng độ TSH huyết tương ở ba nhóm đối tượng. Nhóm
nào sẽ phù hợp với các bệnh lý sau đây? Giải thích.

(a) suy giáp nguyên phát
(b) cường giáp nguyên phát
(c) cường giáp thứ phát
b. Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hoocmon
nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?
Ý
a.

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Nhóm A. Suy giáp nguyên phát do tuyến giáp bị sai hỏng
không tiết đủ hormone Thyroxine  Giảm ức chế ngược  0,5
tăng nồng độ TSH trong huyết tương.
- Nhóm B. Cường giáp nguyên phát do tuyến giáp tự tăng 0,25
tiết hormone Thyroxine  Tăng ức chế ngược  Giảm
10

nồng độ TSH trong huyết tương.
- Nhóm A. Cường giáp thứ phát: tuyến giáp tăng tiết 0,25
hormone Thyroxine do sai hỏng ở vùng dưới đồi hoặc tuyến
yên làm tăng lượng hormone kích thích tuyến giáp TSH.
b.

* Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay
tức giận thì loại hoocmon tiết ra ngay là chất hóa học trung 0,5
gian axetincolin, được giải phóng từ các bóng chứa trong
chùy xinap thần kinh
-Axetincolin ảnh hưởng đến hoạt động của tim:
+Mới đầu axetincolin được giải phóng ở chùy xinap thần 0,25
kinh-cơ tim. Kích thích màng sau xinap mở kênh K +, K+ tràn
ra ngoài gây giảm điện thế hoạt động của cơ tim tim
ngừng đập
+Sau đó axetincolin ở chùy xinap thần kinh-cơ tim cạn, chưa
kịp tổng hợp, trong khi đó axetincolin tại màng sau xinap đã 0,25
bị enzim phân hủy hết nên tim đập trở lại nhờ tính tự động

Câu 11: Phương án thực hành giải phẫu thực vật (1,0 điểm)
Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung
dịch xanh methylen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào
dung dịch CaCl2. Em hãy dự đoán xem có thể quan sát thấy hiện tượng gì? Thí
nghiệm chứng minh điều gì? Giải thích kết quả thí nghiệm đó.
Ý

Nội dung
Hiện tượng: dung dịch CaCl2 chuyển sang màu xanh.

Điểm
0,25

- Thí nghiệm chứng minh rễ hấp thu khoáng bằng hút bám trao đổi 0,25
và tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
- Giải thích:
+ Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh methylen, các phân tử 0,25
xanh methylen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không
đi được vào trong tế bào. →Nhờ tính thấm chọn lọc của màng sinh
chất, màng không cho xanh methylen đi qua vì xanh methylen
11

không cần thiết với tế bào.
+ Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ
bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh methylen hút bám trên bề
mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh 0,25
đó chính là màu xanh của xanh methylen. → Cơ chế hút bám trao
đổi của rễ.
--------------------------Hết--------------------------

12