Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Lê Thánh Tông - Quảng Nam, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 20:44:08 | Được cập nhật: hôm qua lúc 7:34:24 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1333 | Lượt Download: 50 | File size: 0.337408 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB

KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ THÁNH TÔNG
QUẢNG NAM

NĂM HỌC 2017- 2018
Môn thi: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài : 180 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC TẾ BÀO
a. Thuốc AZT, dùng để điều trị làm chậm tiến triển của bệnh AIDS. Cấu trúc của thuốc được vẽ dưới đây.

Nêu cơ chế tác động của thuốc và giải thích.
b. Có một số hợp chất có đặc điểm như sau:
I: Một phân tử trung tính có khối lượng phân tử 20 kDa mang điện tích (+1) và (-1)

II: Một phân tử không phân cực có khối lượng phân tử 25 kDa
III: Một phân tử trung tính có khối lượng 200 kDa mang điện tích (+2) và (-2)
IV: Một phân tử có khối lượng phân tử 20 Da mang điện tích (+1)
Sắp xếp thứ tự về khả năng dễ dàng vượt qua màng sinh chất của các hợp chất trên và giải thích.

a

Dựa vào cấu trúc phân tử của thuốc: gồm có nhóm bazơ nito, đường và nhóm photphat --> cấu trúc

0,75đ

tương tự như các nucleotit trên ADN --> phân tử này có thể tham gia vào quá trình nhân đôi ADN.
Phân tử này không có nhóm OH ở C3 giống nu. Nhóm OH ở vị trí C3 tham gia hình thành liên kết

0,75đ

photphodieste với nhóm P nên khi thay bằng nhóm 3N --> không thể hình thành liên kết photphodieste
để kéo dài mạch đang tổng hợp --> dừng quá trình phiên mã ngược của HIV.
b

Sắp xếp nguyên tắc: phân tử không phân cực, kích thước càng nhỏ càng dễ qua màng. --> II > IV > I >

0,5đ

III.
Câu 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO
Tốc độ vận chuyển của các phân tử hoặc ion qua màng tế bào chịu ảnh hưởng bởi nồng độ của các phân tử hoặc ion ở hai
bên màng. Đồ thị dưới đây cho thấy của sự thay đổi tốc độ của các hình thức vận chuyển khi tăng dần sự chênh lệch về nồng
độ của các phân tử hoặc ion ở 2 bên màng. Có 3 hình thức vận chuyển được quan sát: khuếch tán đơn giản, vận chuyển chủ
động và khuếch tán nhờ kênh.

a) Dựa vào đồ thị xác định A, B, C là các hình thức vận chuyển nào? Giải thích.
b) Khi thêm cyanua vào tế bào thì các đường A, B hay C sẽ thay đổi như thế nào?
c) Phân biệt hình thức vận chuyển của A và C.
Đáp án

a

A. Vận chuyển chủ động do không cần điều kiện chênh lệch nồng độ 2 bên màng.

0,25đ

B. Khuếch tán đơn giản do phụ thuộc hoàn toàn vào sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.

0,25đ

C. Khuếch tán nhờ kênh do khi sự chênh lệch tăng lên ở mức cao, tốc độ vận chuyển tăng chậm lại do

0,25đ

bão hòa kênh, tất cả các kênh đều có các phân tử đi qua. Do giới hạn số lượng kênh trên màng tế bào

nên tốc độ tăng chậm lại.
b

c

- Chỉ có đường A bị ảnh hưởng.

0,25đ

- cyanua ức chế chuỗi chuyền điện tử --> giảm cung cấp ATP.

0,25đ

- Vận chuyển chủ động cần ATP --> tốc độ vận chuyển giảm xuống

0,25đ

Vận chuyển tích cực

Khuếch tán nhờ kênh

0,5đ

Ngược chiều gradient nồng độ

Cùng chiều gradient nồng độ

Có tiêu tốn ATP

Không có

Không có. Vận chuyển theo nhu cầu tế bào

Kết quả đạt đến cân bằng nồng độ 2 bên màng

CÂU 3: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO (đồng hóa)
Trong nỗ lực làm tăng hiệu suất quang hợp ở cây trồng, một nhà khoa học tiến hành thực hiện chuyển gen RiDP carboxylase
của cyanobacteria vào cây thuốc lá (thực vật mô hình). RiDP carboxylase của cyanobacteria có hoạt tính oxygenase rất thấp.
Tuy nhiên, cây thuốc lá chỉ tăng quang hợp khi chuyển cả gen mã hóa bơm vận chuyển HCO3- của cyanobacteria.
a) Tại sao người này mong đợi kết quả gia tăng quang hợp khi chuyển gen RiDP carboxylase vào cây ?
b) Giải thích kết quả quan sát được khi chuyển gen mã hóa bơm vận chuyển HCO3- của cyanobacteria vào cây.
Đáp.án
a

Giảm hô hấp sáng do giảm ái lực với oxy

1,0đ

b

enzyme CA của cây chuyển HCO3- thành CO2 tăng cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

1,0đ

CÂU 4: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO (dị hóa)

a) Giả sử người ta phân lập được một chủng nấm men đột biến làm rút ngắn quá trình đường phân do xuất hiện một enzyme
mới.

Việc rút ngắn quá trình này có lợi cho tế bào hay không? Giải thích.
b) Khi không có oxy, các tế bào nấm men tiêu thụ glucose ở mức cao, ổn định. Khi bổ sung oxy, lượng đường glucose bị
tiêu thụ giảm mạnh và sau đó được duy trì ở mức thấp hơn. Tại sao glucose tiêu thụ ở mức cao khi không có oxy và ở mức
thấp khi có oxy?
Đáp án:
a

b

Không. Giữa phản ứng G3P chuyển thành 3PG còn xảy ra 2 phản ứng:

0,25đ

+ Chuyển G3P thành 1,3-diphotphoglycerate đồng thời chuyển e- đến NAD+ tạo 2 NADH.

0,25đ

+ Chuyển 1,3-diphotphoglycerate thành 3 photphoglycerate đồng thời thu được 2 ATP.

0,25đ

Do vậy năng lượng thu được sẽ bị giảm do giảm lượng NADH và ATP tạo ra.

0,25đ

Khi không có O2, tế bào nấm men tiến hành lên men để tạo ATP.

0,25đ

Còn khi có O2 tiến hành hô hấp hiếu khí.

0,25đ

Vì ATP tạo ra từ lên men chỉ bằng 1/19 hô hấp hiếu khí --> khi không có oxy tăng tốc độ tiêu thụ oxy để

0,25đ

đáp ứng nhu cầu của tế bào.

0,25đ

Còn khi có oxy tạo nhiều năng lượng nên chỉ cần tiêu thụ một lượng nhỏ glucose cũng đáp ứng được nhu
cầu năng lượng của nấm men.
CÂU 5: TRUYỀN TIN TẾ BÀO
Nồng độ Ca2+ trong tế bào cơ trơn là khoảng 10-7 M, còn nồng độ Na+ là khoảng 10-3 M. Hoocmon noradrenalin làm kích
hoạt con đường truyền làm co cơ trơn, trong con đường này có sự tham gia của Ca2+ là chất truyền tin thứ hai. Tại sao nồng
độ Na+ cao hơn nhiều so với Ca2+ nhưng tế bào lại sử dụng Ca2+ làm chất truyền tin thứ 2 mà không sử dụng Na+?
Đáp án:
Do nồng độ Ca2 + nội bảo rất thấp nên chỉ cần thay đổi 1 lượng nhỏ Ca2 + cũng dẫn đến sự thay đổi

0,5đ

lớn về nồng độ trong tế bào chất.
Ngược lại, Na + cần thay đổi số lượng phân tử lớn hơn nhiều để tăng nồng độ lên gấp nhiều lần.

0,5đ

Trong cơ trơn, có thể đạt được sự thay đổi nồng độ Ca+ gấp nhiều lần trong thời gian ngắn bằng cách

0,5đ

phóng ra Ca2 + từ của lưới nội chất trơn và ty thể. Còn thay đổi nồng độ Na+ nhiều lần trong tế bào là
rất khó.
--> tế bào sử dụng Ca2+ làm chất truyền tin thứ 2 mà không sử dụng Na+
Câu 6: PHÂN BÀO
a. Các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa nguyên phân giống và khác các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa giảm phân II như thế nào?

0,5đ

b. Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con có hàm lượng
ADN trong nhân là 8,8 pg. Tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích.
c. Tại sao người ta gọi gen mã hóa cho protein p53 là gen ức chế ung thư? Điều gì sẽ xảy ra nếu gen mã hóa cho protein p53
bị đột biến?
a

- Giống nhau: Mỗi NST được cấu tạo từ 2 nhiễm sắc tử, mỗi nhiễm sắc tử định hướng giống nhau trên 0,25
mặt phẳng xích đạo.
- Khác nhau:
+ trong tế bào đang phân chia nguyên nhiễm: các nhiễm sắc tử của mỗi NST là giống hệt nhau.

0,25

+ trong tế bào đang giảm phân: các nhiễm sắc tử có thể khác nhau về di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở
kì đầu I của giảm phân.
b.

+ Tế bào có thể đã trải qua quá trình nguyên phân vì : Kết quả của nguyên phân cũng tạo được 2 tế 0,25
bào con có hàm lượng ADN nhân bằng nhau và bằng của tế bào mẹ (8,8 pg).
+ Tế bào có thể đã trải qua quá trình giảm phân I : Vì kết quả của giảm phân I tạo được hai tế bào con 0,25
có số lượng NST giảm đi một nửa nhưng mỗi NST vẫn ở trạng thái kép nên hàm lượng ADN vẫn bằng
nhau và bằng của tế bào mẹ (8,8 pg).

c.

- Người ta gọi gen mã hóa cho protein p53 ( khối lượng 53 kDa ) là gen ức chế ung thư vì: protein 0,5

p53 có vai trò ức chế tế bào người ở G1 khi có sự hư hỏng ADN. Khi protein p53 không hoạt động, các
tế bào với hư hỏng ADN sẽ vượt qua G 1 vào S để nhân đôi ADN, hoàn thành chu kì tế bào và sẽ cho ra
các tế bào con có thể chuyển dạng thành tế bào ung thư. Vì vậy người ta gọi gen mã hóa cho protein p53
là gen ức chế ung thư.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu gen mã hóa cho protein p53 bị đột biến?
Những tế bào chứa đột biến gen mã hóa cho protein p53 ở trạng thái đồng hợp, nó sẽ vượt qua G 1 vào S 0,5
khi ADN bị hư hỏng nhẹ và sẽ không tự chết đi khi ADN bị hư hỏng nặng, và như thế trường hợp khi
các tế bào đó bị hư hỏng ADN chúng vẫn vượt qua G 1 vào S và ADN bị hư hỏng vẫn nhân đôi tạo ra đột
biến và tái sắp xếp lại ADN dẫn đến phát triển ung thư.
Câu 7: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CỦA VI SINH VẬT
a. Có 2 bình thủy tinh cùng chứa 25 cm 3 môi trường nuôi cấy y hệt nhau. Người ta lấy vi khuẩn Pseudomonas fluorescens từ
cùng một khuẩn lạc cấy vào hai bình nói trên. Trong quá trình nuôi cấy, bình A được cho lên máy lắc, lắc liên tục còn bình
B thì để yên. Sau một thời gian, ở một bình, ngoài chủng vi khuẩn gốc cấy vào bình lúc ban đầu người ta còn phân lập được
thêm 2 chủng vi khuẩn có đặc điểm hình thái và một số đặc tính khác hẳn với chủng gốc. Trong bình còn lại, sau cùng thời
gian, người ta vẫn chỉ thấy có một chủng vi khuẩn gốc mà không phát hiện một chủng nào khác.
- Hãy cho biết bình nào (A hay B) có thêm 2 loại vi khuẩn mới? Giải thích tại sao lại đi đến kết luận như vậy?
- Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?

b. Để sản xuất một loại protein làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men trong thùng với các điều kiện: độ pH phù
hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra, li tâm, thu sinh khối, làm khô và
đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
c. Vì sao nói quang hợp ở vi khuẩn lam tiến hóa hơn quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh?
a.

- Hai bình A và B lúc xuất phát thí nghiệm là như nhau và chỉ khác nhau là một bình được lắc và một
bình không được lắc trong khi làm thí nghiệm. Như vậy, bình nào được lắc sẽ có môi trường trong bình 0,25
đồng nhất hơn so với bình không được lắc.
Trong bình không được lắc, môi trường nuôi cấy vi khuẩn sẽ không đồng nhất: trên bề mặt sẽ giàu O 2 0,25
hơn phía giữa ít O2 hơn, dưới đáy gần như không có O2.
Sự khác biệt về môi trường sống là yếu tố để chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra các chủng vi khuẩn thích hợp 0,25
với từng vùng của môi trường nuôi cấy. Như vậy bình B (không được lắc) là bình có thêm chủng vi
khuẩn mới.
- Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều kiện môi trường thay đổi có tác dụng phân hóa, hình thành nên 0,25
các đặc điểm thích nghi.

b.

- Trong trường hợp trên, khi có ôxi (thổi khí) nấm men chỉ sinh trưởng cho sinh khối mà không lên men. 0,25
Quá trình này không phải là lên men.
- Vì lên men là quá trình kị khí, trong đó chất nhận e - cuối cùng là chất hữu cơ. Khi không có ôxi, nấm 0,25
men sẽ tiến hành lên men tạo rượu êtilic.

c.

QH ở VK lam tiến hóa hơn VK lưu huỳnh do:

0,5

- Thải ôxi → thúc đẩy tiến hóa của SV hiếu khí khác.
- Nguồn H+; e-: H2O - phổ biến và rất dồi dào trong tự nhiên so với S, H2S.
- Sắc tố quang hợp là Chl (không phải khuẩn diệp lục) nên hấp thu ánh sáng hiệu quả hơn.
- Bước đầu xuất hiện sự chuyên hóa về chức năng do đã xuất hiện các tylacôid.
Câu 8: SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA VSV
a. Tại sao rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và vị chua gắt? Hiện tượng gì xảy ra khi vớt váng trắng ra rồi nhỏ lên một
vài giọt oxi già? Giải thích.
b. Nấm men có hình thức sinh sản đặc biệt nào so với vi sinh vật khác. Điểm giống nhau và khác nhau giữa hình thức sinh
sản này với nguyên phân ở tế bào động vật?
c. Làm thế nào có thể phát hiện có sự nhiễm virut xảy ra ở vi khuẩn? Trong các pha sinh trưởng của vi khuẩn khi nuôi cấy
không liên tục thì pha nào tiêu tốn nhiều oxi nhất? Giải thích.
a

– Rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và có vị chua gắt là do: axit axetic và tạo ra năng lượng

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O + Q
+ Năng lượng giúp cho vi khuẩn sinh trưởng tạo váng

0,25
0,25

+ Axit axetic làm cho dung dịch có vị chua gắt.
- Khi nhỏ oxi già sẽ thấy có bọt khí bay lên vì: vi khuẩn hiếu khí nên trong tế bào của nó có enzim 0,25
catalaza, do đó khi nhỏ nước oxy già thì nước oxy già sẽ bị phân hủy thành nước và O2 bay lên.
- Hình thức sinh sản đặc biệt: sinh sản nảy chồi
b

0,25

- Điểm giống nhau: đều qua 4 pha: G1, S, G2, M
- Nảy chồi khác nguyên phân ở tế bào động vật: pha G2 ngắn hơn vì nguyên liệu cần được tổng hợp ở 0,25
pha này ít hơn.
- Cách phát hiện:
+ Khuẩn lạc vi khuẩn trong suốt

0,25

+ Dịch huyền phù vi khuẩn giảm độ chiết quang rất nhanh
c

- Trong các pha sinh trưởng của vi khuẩn khi nuôi cấy không liên tục thì pha tiêu tốn nhiều oxi nhất: 0,25
cuối pha lag.
Vì ở pha lag tế bào vi khuẩn tuy chưa phân chia nhưng đã hình thành hàng loạt enzim cảm ứng nên cần 0,25
nhiều oxi hơn.

Câu 9: VIRUT

a. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh có người không mắc bệnh. Giả sử
rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng virut. Hãy cho biết các gen kháng virut ở những người không
mắc bệnh quy định các loại protein nào? Giải thích.
b. Một số loại virut gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo ra được vacxin phòng chống. Hãy cho biết đó là loại
virut có vật chất di truyền là AND hay ARN? Giải thích.
c. Hiện tượng tiềm tan là gì? Có thể giải thích về cơ chế tiềm tan như thế nào?
a.

Gen kháng virut có thể là gen:
- Quy định một số kháng thể.

0,25

- Quy định các loại protein thụ thể trên bề mặt tế bào. Các loại protein thụ thể này làm cho virut không
thể xâm nhập vào được bên trong tế bào vì nó không có thụ thể tương thích nên không bám vào được bề 0,25
mặt tế bào, nên không thể nhân lên trong cơ thể.
b.

Virut có VCDT là ARN.

0,25

Do cấu trúc của ARN kém bền hơn AND nên virut có VCDT là ARN dễ phát sinh các đột biến hơn virut 0,25
có VCDT là AND.
Vì vậy, virut có VCDT là ARN dễ thay đổi đặc tính kháng nguyên hơn nên người ta không thể tạo ra
được vacxin phòng chống chúng.
c.

0,25

- Hiện tượng tiềm tan: hiện tượng virut đã xâm nhập gắn bộ gen của virut vào bộ gen của tế bào chủ. Tế 0,25
bào chủ vẫn sinh trưởng, sinh sản bình thường. Bộ gen của virut được nhân lên cùng với bộ gen của tế
bào chủ.

- Cơ chế tiềm tan
+ Thực chất, tế bào tiềm tan đã tổng hợp protein ức chế nên tính độc của virut không được biểu hiện.
+ Khi virut xâm nhập vào tế bào, ở tế bào đã xảy ra 2 loại phản ứng cạnh tranh nhau về tốc độ. Nếu
protein ức chế được tổng hợp trước, nhanh hơn protein của virut thì tế bào ở trạng thái tiềm tan, ngược 0,25
lại sẽ làm tan tế bào (virut độc)

0,25

Câu 10: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
a. Khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể thường phản ứng lại bằng cách tăng nhiệt độ làm cho ta bị sốt.
- Phản ứng của cơ thể như vậy có tác dụng gì?
- Từ thực tế hiện tượng trên có thể suy ra tính chất protein của người và của vi khuẩn có gì khác nhau?
b. Nếu một vi khuẩn không gây bệnh có khả năng kháng một số kháng sinh, liệu chủng này có nguy cơ cho sức khỏe con
người? Giải thích. Thông thường, sự tái tổ hợp di truyền trong quần thể vi khuẩn tác động như thế nào đến việc phát tán các
gen kháng kháng sinh?
c. Hãy so sánh interferon và kháng thể?
a.
b.

- Phản ứng gây sốt nhằm hạn chế sự sinh sản và phát tán của vi khuẩn gây bệnh.

0,25

- Protein của vi khuẩn bị biến tính ở nhiệt độ thấp hơn so với protein của người.

0,25

- Có.

0,25

- Các gen kháng kháng sinh có thể được chuyển (bởi biến nạp, tải nạp hoặc tiếp hợp) từ một vk không
gây bệnh đến một vk gây bệnh. Điều đó làm cho vk gây bệnh trở thành mối nguy hại lớn hơn nhiều đối
với sức khỏe con người.

- Thông thường biến nạp, tải nạp, tiếp hợp có xu thế tăng sự phát tán các gen kháng kháng sinh.
0,25
c.

- Giống nhau:

0,25

+ Đều có bản chất là prôtêin, đều do tế bào vật chủ tổng hợp.
+ Đều có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Khác nhau

Interferon

Kháng thể

0,25

- Do các loại TB trong cơ thể tổng hợp khi có vi rút - Do tế bào bạch cầu tổng hợp khi có kháng
xâm nhập.

nguyên (vi rút, vi khuẩn…) xâm nhập.

- Có tác dụng kháng virut

- Có tác dụng bao vây tiêu diệt vi khuẩn,

0,25

kháng độc…
- Không có tính đặc hiệu đối với loại virut, đặc hiệu

- Có tính đặc hiệu cao đối với các loại mầm

loài.

bệnh, không đặc hiệu loài.

0,25