Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đặc điểm loại hình của tiếng việt

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 10 tháng 2 2020 lúc 16:53:41


Mục lục
* * * * *

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

- Thế giới có khoảng 5000 ngôn ngữ.

- Các ngôn ngữ có điểm chung do cùng nguồn gốc, cùng ngữ hệ: Ngữ hệ Ấn – Âu, ngữ hệ Nam Á.

- Các ngôn ngữ không cùng nguồn gốc những cùng có một số đặc trưng cơ bản về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Khi ấy, ngôn ngữ được xếp theo loại hình, chia thành:

+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán…)

+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,…)

II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với những đặc trưng sau:

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.

- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.

- Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

Ví dụ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” => 7 âm tiết = 7 tiếng, là cơ sở để tạo từ (về -> trở về, chơi -> ăn chơi,…)

2. Từ không biến đổi hình thái.

- Ví dụ: “Cười người1 chớ vội cười lâu

Cười người2 hôm trước hôm sau người3 cười

=> người1người2 là phụ ngữ (bổ ngữ) chỉ đối tượng của động từ “cười”.

=> người3 là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ “cười”.

- Kết luận: Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.

3. Để biểu thị nghĩa ngữ pháp có thể sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và dùng các hư từ

- Khi sắp từ ngữ và hư từ thay đổi thì nghĩa của câu cũng thay đổi.

- Ví dụ:

          - Tôi ăn cơm.

          - Ăn cơm với tôi! Ăn cơm cùng tôi! Ăn phần cơm của tôi nhé.

          - Tôi đang ăn cơm! Tôi đã ăn cơm rồi! Tôi vừa ăn cơm xong.

=> Các từ in đậm là các hư từ tạo nên sự thay đổi cho ý nghĩa của câu.

GHI NHỚ

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng.

Từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

LUYỆN TẬP

Câu 1

- Hai cụm từ “nụ tầm xuân” đứng ở hai vị trí khác nhau. Tuy hình thức ngôn ngữ không thay đổi nhưng vai trò ngữ pháp của chúng trong câu có sự khác nhau. Cụm từ “nụ tầm xuân1 giữ vai trò là bổ ngữ của câu (bổ sung ý nghĩa cho động từ “hái”). Trong khi đó, ở câu thứ ba, cụm từ “nụ tầm xuân2 đóng vai trò là chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình nở).

- Hai từ “bến” được sử dụng trong hai câu ca dao nêu trên cũng có những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Từ “bến” ở câu lục là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ nhớ. Từ “bến” thứ hai (trong câu bát) là chủ ngữ (chủ thể của trạng thái khăng khăng đợi thuyền). Cả hai từ “bến” này đều có nghĩa bóng chỉ người phụ nữ.

- Trong câu tục ngữ trên, dù hình thức ngôn ngữ giống nhau nhưng vai trò ngữ pháp của mỗi từ “trẻ”, “già” là khác nhau. Từ “trẻ” và từ “già1 đều giữ vai trò là bổ ngữ cho các động từ (yêukính). Trong khi đó hai từ “trẻ” và “già2 đã được chuyển loại (danh từ hoá) để giữ vai trò là chủ ngữ trong câu.

- Vai trò ngữ pháp của mỗi từ bống trong đoạn văn:

+ bống (1): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.

+ bống (2): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả (xuống).

+ bống (3): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

+ bống (4): bổ ngữ cho động từ đưa (ra).

+ bống (5): chủ ngữ của câu (chủ thể của hành động ngoi lên).

+ bống (6): là chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình ngày một lớn lên trông thấy).

ð Vị trí thay đổi + vai trò ngữ pháp thay đổi + hình thái từ không thay đổi

Những ngữ liệu trên được viết bằng tiếng Việt => tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Câu 2

Tìm một câu tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...) đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...) thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Ví dụ câu sau:

- Tiếng Anh: I saw her, three days ago.

- Dịch: Tôi (đã) thấy cô ta, cách đây ba hôm.

Phân tích so sánh:

- Đặc điểm loại hình ngôn ngữ hòa kết của tiếng Anh trong câu ví dụ trên thể hiện ở:

+ Ranh giới các âm tiết không rõ ràng: các từ three, ago dù có dạng hai âm tiết nhưng chúng được phát âm nối liền nhau.

+ Từ có sự biến đổi về hình thức: từ saw (thấy, nhìn thấy) có hình thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này được viết là see. Cũng tương tự như vậy là trường hợp từ her (cô ấy). Trong câu này từ "cô ấy" không phải là chủ ngữ (she) mà nó đóng vai trò là tân ngữ, thế nên dạng thức tồn tại của nó là đại từ nhân xưng (her).

+ Trật tự từ không được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Trạng ngữ của câu đặt ở cuối câu. Đồng thời ngay trong trạng ngữ thì trật tự thuận cũng bị đảo lộn: từ cách đây (ago) lại đặt sau phần chỉ thời gian (three days).

- Ngược lại với những đặc điểm nêu trên của tiếng Anh là những đặc điểm riêng của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch tiếng Việt:

+ Ranh giới các âm tiết rõ ràng (mỗi âm tiết được phát âm riêng biệt, tách rời): Tôi / (đã) thấy / cô / ta, / cách / đây / ba / hôm.

+ Từ không có sự biến đổi về hình thức: bổ ngữ cô ta, động từ thấy.

+ Trật tự từ được sắp xếp theo đúng thứ tự trước sau.

Câu 3

Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:

          Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

- Đoạn văn trên có hai hư từ đáng chú ý nhất là: đãlại.

- Việc sử dụng hai từ này kết hợp với biện pháp tu từ điệp cấu trúc cú pháp và lối diễn đạt tầng bậc đã giúp Hồ Chí Minh khẳng định một chân lí chắc chắn, đó là: dân ta hoàn toàn chủ động đứng lên đánh đuổi thực dân, lật đổ giai cấp phong kiến lỗi thời, lập nên nhà nước dân chủ. Công lao đó thuộc về nhân dân ta chứ không phải là sự ban phát hay giúp đỡ của bên ngoài.


Được cập nhật: 3 tháng 4 lúc 0:46:07 | Lượt xem: 604

Các bài học liên quan