Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 26: Mối ghép tháo được

Bài 26: Mối ghép cố định, mối ghép tháo được

Tóm tắt lý thuyết

1. Mối ghép bằng ren:

a, Cấu tạo:

  • Mối ghép bulông: gồm đai ốc(1), vòng đệm (2), chi tiết ghép (3, 4), bu lông (5).

  • Mối ghép vít cấy: gồm đai ốc (1), vòng đệm (2), chi tiết ghép (3, 4), vít cấy (6). 

  • Mối ghép đinh vít: gồm chi tiết ghép (3, 4), đinh vít (7). 

  • Giống nhau: đều ghép nối các chi tiết bằng ren, liên kết nhờ ma sát ren ăn khớp

  • Khác nhau: 

    • Mối ghép bulông : các chi tiết 3,4 có sẵn lỗ trơn, khi ghép bulông luồn qua lỗ của các chi tiết  rồi nhờ ma sát ren đai ốc xiết chặt mối ghép. Vòng điệm giữ vai  trò hãm đai ốc.

    • Mối ghép vít cấy: 1 đầu của vít có ren đc cấy vào lỗ ren của chi tiết 4 , chi tiết 3 có lỗ trơn lồng qua đầu kia của vít,sau đó là vòng đệm, xiết chặt nhờ đai ốc 1.

    • Mối ghép đinh vít: phần ren của đinh vít lắp vào chi tiết 4, đầu kia đinh vít là mũ có rãnh, ko cần có đai ốc.

b, Đặc điểm và ứng dụng 

  • Mối ghép bằng ren được dùng rất rộng rãi vì nó đơn giản dễ thực hiện,dễ tháo lắp sữa chữa thay thế.

  • Mối ghép có độ dày quá lớn ta dùng vít cấy,

  • Mối ghép có thân , đế máy dày vỏ mỏng ta dùng đinh vít.

2. Mối ghép bằng then và chốt:

a, Cấu tạo 

  • Mối ghép bằng then : then hình trụ hoặc hộp chữ nhật được đặt trong rãnh của bánh đai và trục quay làm cho bánh đai không có chuyển động trượt khi quay.

  • Mối ghép bằng chốt hình trụ đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép để truyền lực và cũng trách chuyển động tương đối giữa chúng.

b, Đặc điểm và ứng dụng:

  • Đặc điểm: cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.

  • Ứng dụng:

    • Mối ghép then áp dụng cho mối ghép trục với bánh đai, bánh răng, đĩa xích....

    • Mối ghép chốt áp dụng cho mối ghép có tác dụng hãm chuyển dộng tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc để truyền lực theo phương đó.

Bài tập minh họa

Bài 1

Nếu cấu tạo của mối ghép bằng ren và ứng dụng của từng loại? 

Hướng dẫn giải

  • Mối ghép bu lông: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông.

  • Mối ghép vít cấy: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy.

  • Mối ghép đinh vít: Chi tiết ghép và đinh vít.

  • Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.

  • Tùy theo mục đích sử dụng mà lựa mối ghép thích hợp.

  • Khi tháo lắp cần thao tác đúng kĩ thuật (đủ lực, đúng dạng ren) để tránh làm hỏng ren

Bài 2

Em hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và bằng chốt?

Hướng dẫn giải

  • Giống: đều là mối ghép cố định và tháo được; đều có cấu tạo đơn giản dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém

  • Khác: trong mối ghép bằng chốt, chốt là một chi tiết (riêng biệt) hình trụ được đặt trong lỗ xuyên qua 2 chi tiết được ghép còn then ko phải là một chi tiết riêng biệt, nó chỉ là một đặc điểm cấu tạo đặc biệt của 2 chi tiết được ghép với nhau thôi

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Mối ghép cố định, mối ghép tháo được, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Trình bày được khái niệm mối ghép bằng ren; mối ghép bằng then  và chốt.

  • Mô tả được cấu tạo, đặc điểm của mối ghép bằng ren và mối ghép bằng chốt.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm