Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản

Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản

Tóm tắt lý thuyết

I. Nhân giống thuần chủng:

1. Khái niệm:

  • Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó

  • Ví dụ:

    • Lợn đực Móng cái x Lợn cái Móng cái --> Lợn Móng cái

    • Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái --> Bò Hà Lan

Đàn lợn Móng cái

2. Mục đích

  • Tăng số lượng

  • Bảo tồn quỹ gen các vật nuôi đang bị giảm về số lượng có nguy cơ bị tuyệt chủng

    • Ví dụ: Lợn Ỉ là đối tượng nuôi cần được bảo tồn

  • Có thể cải tiến được năng suất của vật nuôi

  • Cần tránh giao phối cận huyết

II. Nhân giống tạp giao:

1. Khái niệm:

  • Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền  mới tốt hơn bố mẹ

2. Mục đích:

  • Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con nhằm thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi và thuỷ sản

  • Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới

3. Một số phương pháp lai: tuỳ mục đích:

a. Lai kinh tế:

  • Phương pháp: cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn

  • Tất cả con lai sử dụng nuôi lấy sản phẩm, không dùng để làm giống

  • Các sản phẩm: thịt, trứng, sữa…

  • Phân loại: Lai kinh tế đơn giản và Lai kinh tế phức tạp

  • Lai kinh tế đơn giản: lai giữa 2 giống

    • Sơ đồ: hình 25.2

Ví dụ:  Lợn ỉ x lợn ngoại --> lợn lai ( dùng để lấy thịt)

  • Lai kinh tế phức tạp: là lai từ 3 giống trở lên

    • Sơ đồ: hình 25.3

Ví dụ: Công thức lai kinh tế phức tạp (4 giống lợn ngoại)

b. Lai gây thành ( lai tổ hợp)

  • Phương pháp: Là phương pháp cho lai giữa 2 hay nhiều giống khác nhau, sau khi con lai đạt được những đặt tính di truyền như mong muốn phải tiến hành ổn định những đặt tính này, khi nào những đặt di truyền được ổn định là ta đã tạo thành một giống mới

  • Mục đích tạo giống mới: Giống V1 mới tạo ra, có ưu điểm của cả cá bố và mẹ, có thể cho đẻ và thụ tinh nhân tạo nên sản xuất cá giống dễ dàng

  • VD: SGK

4. Kết quả lai giống:

  • Lai kinh tế: Tạo ra con lai  có ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó nuôi lấy sản phẩm, không dùng làm giống

  • Lai gây thành:  gây tạo giống mới có đặc điểm tốt của các giống khác nhau

Bài tập minh họa

Bài 1:

So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống?

Hướng dẫn giải

a/ Giống:

  • Đều phát triển số lượng, duy trì, củng cố nâng cao và tạo ra những cá thể con giống có tính di truyền tốt

b/ Khác:

 

Nhân giống thuần chủng

Lai giống

Khái niệm

Là PP cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó

Là PP cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng DT mới tốt hơn bố mẹ

Mục đích

- Tăng số lượng

- Duy trì, củng cố , nâng cao chất lượng giống

Làm thay đổi tính DT của giống, tạo ra giống mới

-Lai KT: Sử dụng ưu thế lai F1

-Lai gây thành;tạo ra giống mới

Phương pháp                       

Nhân giống thuần chủng theo dòng

Lai kinh tế, lai gây thành

Bài 2:

So sánh lai kinh tế và lai gây thành?

Hướng dẫn giải

  • Giống nhau: Là PP cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng DT mới tốt hơn bố mẹ

  • Khác nhau: Về mục đích sử dụng F1

    • Lai kinh tế : sử dụng F1 để nuôi lấy SP như thịt trứng sữa, không sd để nhân giống

    • Lai gây thành: tiến hành qua nhiều bước, nhiều thế hệ để con lai có tính Dt ổn định có thể làm con giống để nhân giống

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng

  • Hiểu được khái niệm, mục đích của nhân giống tạp giao.

  • Biết được một số phương pháp lai thường sử dụng trong chăn nuôi và thuỷ sản

Bài tập

Có thể bạn quan tâm