Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề 2: Vật trượt trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng nghiêng - Áp dụng định luật 1, 2 Niutơn

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 11 tháng 3 2020 lúc 13:56:26


Áp dụng hai định luật I và II Newton

- Định luật I Niu Tơn. ( định luật quán tính)

Nếu F→ = 0 thì a→ = 0

⇒ + v = 0 nếu vật đứng yên

    + v = const nếu vật chuyển động thẳng đều

Lưu ý: Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì : F→ = Fhl = F1 + F2 + … + Fn

- Định luật II Niu Tơn.

Biểu thức vectơ: F→ = m a→

Biểu thức độ lớn: F = ma

Lưu ý: Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì : F→ = Fhl = F1 + F2 + … + Fn

* Phương pháp động lực học:

Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát.

Bước 2: Chọn hệ quy chiếu ( Cụ thể hoá bằng hệ trục toạ độ vuông góc; Trục toạ độ Ox luôn trùng với phương chiều chuyển động; Trục toạ độ Oy vuông góc với phương chuyển động)

Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ (phân tích lực có phương không song song hoặc vuông góc với bề mặt tiếp xúc).

Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật II Niu Tơn. ( Nếu có lực phân tích thì sau đó viết lại phương trình lực và thay thế 2 lực phân tích đó cho lực ấy luôn).

F→ = Fhl = F1 + F2 + … + Fn    (*) ( tổng tất cả các lực tác dụng lên vật)

Bước 5: Chiếu phương trình lực(*) lên các trục toạ độ Ox, Oy:

Ox: F1x + F2x + … + Fnx = ma    (1)

Oy: F1y + F2y + … + Fny = 0    (2)

* Phương pháp chiếu:

- Nếu lực vuông góc với phương chiếu thì độ lớn đại số của F trên phương đó bằng 0.

- Nếu lực song song với phương chiếu thì độ lớn đại số của F trên phương đó bằng :

    + TH: F Cùng hướng với chiều dương phương chiếu:

    + TH: F ngược hướng với chiều dương phương chiếu:

- Giải phương trình (1) và (2) ta thu được đại lượng cần tìm

(gia tốc a hoặc F)

* Chú ý: Sử dụng các công thức động học:

- Chuyển động thẳng đêu f: a = 0

Chuyển động thẳng biến đổi đều.

s = v0t + at2/2 ;     v = v0 + at ;      v2 – v02 = 2as

Chuyển động tròn đều:


Được cập nhật: hôm qua lúc 12:57:21 | Lượt xem: 1093