Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chí khí anh hùng

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 2 2020 lúc 16:01:06


Mục lục
* * * * *
Chí khí anh hùng

GHI NHỚ

- Truyện Kiều là kiệt tác văn học của đại thi hào Nguyễn Du.

- Đoạn trích Chí khí anh hùng là một sáng tạo tuyệt bút của Nguyễn Du. Trích đoạn là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du cả về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả.

Câu 1

- "Lòng bốn phương":

+ Nghĩa đen: Bốn phương là nam, bắc, đông, tây, là thiên hạ, thế giới.

+ Nghĩa hàm ẩn: Theo Kinh Lễ, người sinh con trai sẽ làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng (nói tắt là tang bồng) bắn tên ra bốn phương, tượng trưng cho mong muốn: sau này người con trai làm nên sự nghiệp lớn.

=> "Lòng bốn phương" là chí nguyện lập công danh, sự nghiệp, chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. Đây chính là lí tưởng anh hùng thời trung đại.

- "Mặt phi thường": nghĩa là không giống cái bình thường, tức là xuất chúng, hơn người.

- Từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du đối với người anh hùng Từ Hải là: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường, thoắt,...

=> thể hiện thái độ trân trọng, sự dứt khoát, kiên quyết của người anh hùng khi dứt áo ra đi.

Câu 2

Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

+      "Từ rằng: tâm phúc tương tri

[...] Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi".

=> Từ Hải đã vượt qua những quyến luyến, bịn rịn của tình cảm riêng tư là tình yêu, để thực hiện lí tưởng cao cả, vẫy vùng cho thỏa chí làm trai bằng thái độ mạnh mẽ, quyết đoán, dứt khoát.

+      "Bao giờ mười vạn tinh binh

[...] Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia".

=> Khẳng định lời hẹn ước của Từ Hải đối với Thúy Kiều. Chàng muốn thực hiện cái chí làm trai để trở thành con người lớn, sao cho xứng đáng với tình yêu lớn đối với Thúy Kiều. Từ Hải ra đi thực hiện cái chí làm trai thực chất cũng là muốn Thúy Kiều có 1 vị trí xứng đáng, muốn nàng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

Câu 3

- Cách miêu tả nhân vật người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích cũng là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại: Người anh hùng được miêu tả bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa, đặt nhân vật sánh ngang tầm vũ trụ, không gian.

- Đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải:

+ Tư thế oai phong, dứt khoát, sánh ngang tầm vũ trụ: "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong"

+ Tư tưởng: "lòng bốn phương", "mặt trượng phu", "mười vạn tinh binh",...: chí làm trai lớn lao, mong muốn gây dựng sự nghiệp lớn, có danh trong trời đất.

+ Lời giãi bày: "Bằng nay bốn bể không nhà/ Theo càng thêm bận biết là đi đâu": Tuy mong muốn thực hiện cái chí làm trai nhưng Từ Hải vẫn mong muốn có được tri kỉ như Kiều thấu hiểu, bởi vậy chàng mới giãi bày và hứa hẹn sẽ lập công danh trở về để cho nàng có một cuộc sống xứng đáng, hạnh phúc.


Được cập nhật: 9 tháng 4 lúc 11:12:34 | Lượt xem: 498

Các bài học liên quan