Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập lịch sử thế giới chương 3 lớp 12 (8)

Gửi bởi: Trần Thị Minh Hằng 30 tháng 9 2019 lúc 10:33:14 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 10:32:49 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 517 | Lượt Download: 4 | File size: 0.016183 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHƯƠNG III CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945-2000) Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai,khu vực Đông Bắc Á đã diễn ra những chuyển biến quan trọng nào? A. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi,nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời,bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền với sự thành lập Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc và Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. B. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38 C. Thành lập hai Nhà nước Đại hàn Dân quốc (Hàn quốc,8-1948) và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.(9-1948). D. Quan hệ giữa hai nhà nước Đại Hàn Dân quốc và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là đối đầu căng thẳng,từ năm 2000 đã có những cải thiện bước đầu theo chiều hướng tiếp xúc và hoà hợp dân tộc. Câu 2: Sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa,xoá bỏ tàn dư phong kiến,đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập,tự do và tiến lêm chủ nghĩa xã hội. B. Đưa nhân dân Trung Quốc bước vào thời kì mới – thời kì độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc. D. Là đối trọng của Mĩ,cân bằng tiềm lực quân sự với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 3: Công cuộc cải cách- mở cửa của Trung Quốc và đường lối đổi mới ở Việt Nam có điểm gì giống nhau ? A. B. C. D. Đều kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản. Đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc riêng của từng nước. Đều xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu,bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập tại các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền,tuyên bố độc lập,tiêu biểu là Indonexia(8-1945),Việt Nam (9-1945) và Lào (10-1945). B. Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á lên cao. C. Các nước ở Đông Nam Á thành lập chính quyền dân chủ. D. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng không điều kiện,rút quân về nước. Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu liên minh Việt-Miên –Lào được củng cố và tăng cường trong kháng chiến chống thực dân Pháp? A. Cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược. B. Nhân dân ba nước đã sát cánh bên nhau,quân tình nguyện Việt Nam sang chiến đấu giúp hai nước Lào và Campuchia. C. Mặt trận Liên Việt,Mặt trận Lào Ítxala và Mặt trận Khơme Ixarắc đã tiến hành đại hội (3-1951). D. Giành nhiều thắng lợi to lớn,buộc Pháp phải kí Hiệp định Gionevo (71954) về chấm dứt chiến tranh,lập lại hoà bình ở Đông Dương. Câu 6: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? A. Vừa giành được độc lập,đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. B. Bị các nước đế quốc bao vây,cấm vận về mọi mặt. C. Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. D. Sau khi giành được độc lập,trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến chuyển to lớn,các nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn,nhiều nước thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển,đồng thời,họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực và được cổ vũ bởi sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu. Câu 7: Vì sao từ những năm 6070 của thế kỉ XX,nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại? A. Chiến lược kinh tế hướng nội không còn phù hợp,bộc lộ nhiều hạn chế. B. Không muốn phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài. C. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. D. Cần cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương. Câu 8: Thách thức về văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN là gì? A. Nếu không tận dụng cơ hội,phát triển,nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nước ta do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế,văn hoá,xã hội. C. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc,hoà nhập dễ hoà tan. D. Truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam bị mai một. Câu 9: Khi tham gia vào tổ chức ASEAN,Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào? A. B. C. D. Mất quyền tự chủ về kinh tế. Sự chống phá của các thế lực thù địch Mất bản sắc dân tộc,do sự hoà nhập về băn hoá. Khó xây dựng nền kinh tế công nghiệp cao do không đủ tài nguyên. Câu 10: Trong thời kì xây dựng đất nước,Ấn Độ đã thực hiện biện pháp gì để tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo? A. B. C. D. Chế tạo được nhiều loại máy móc dùng trong nông nghiệp. Tiến hành cuộc “ cách mạng xanh” trong nông nghiệp. Áp dụng các kĩ thuật canh tác mới trong nông nghiệp. Lai tạo nhiều giống lúa mới có năng suất cao.