Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu hỏi trắc nghiệm chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Gửi bởi: Tester 21 tháng 1 2020 lúc 8:10:12 | Được cập nhật: 19 tháng 4 lúc 9:32:55 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 913 | Lượt Download: 10 | File size: 1.691556 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

258 câu hỏi chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền Câu 1: Ở một loài cá xét một locut gen gồm 2 alen là A và a trội lặn hoàn toàn, trong đó, A quy định vảy đỏ còn a quy định vảy trắng. Cho giao phối cá cái vảy đỏ với cá đực vảy trắng thu được F1 toàn vảy đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên F2 thu được 3 vảy đỏ : 1 vảy trắng, trong đó vảy trắng toàn con đực. Có bao nhiêu kết luận chắc chắn không đúng trong số các kết luận sau? (1) Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. (2) Ở loài cá này, con đực có cặp NST giới tính là XX. (3) Đem các con F2 cho giao phối ngẫu nhiên đời F3 luôn thu được 18,75% cá vảy trắng. (4) Đem các con F2 cho giao phối ngẫu nhiên đời F3 luôn thu được các con đực vảy trắng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Ở một loài thực vật, màu hoa do 2 locut gen không alen nằm trên NST quy định, trong đó, khi có mặt của cả 2 alen trội A và B thì cho hoa đỏ; khi có mặt của cặp gen aa trong kiểu gen sẽ luôn cho hoa trắng; các kiểu gen còn lại cho hoa vàng. Đem giao phấn cây hoa trắng đồng hợp lặn với cây hoa đỏ đồng hợp trội thu được đời con toàn cây hoa đỏ. Đem toàn bộ các cây hoa đỏ ở F1 cho tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục đem các cây hoa đỏ ở F2 thụ phấn cho các cây hoa khác màu thu được F3. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa trắng ở F3 thì tỉ lệ hoa trắng khi đem tự thụ không có sự phân li về kiểu hình chiếm tỉ lệ A. 60% B. 20% C. 23,81% D. 100% Câu 3: Ở ruồi giấm, cho phép lai sau: AB//ab XGH Xgh x AB//ab XGH Y. Biết rằng khoảng cách giữa các locut cùng nằm trên một cặp NST đều như nhau là 40cM. Tỉ lệ cá thể đời con có số tính trạng trội bằng số tính trạng lặn là bao nhiêu? Biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. A. 23,5% B. 21,1% C. 14,7% D. 19,5% Câu 4: Ở một loài thực vật chiều cao cây do 4 cặp gen phân li độc lập tương tác cộng gộp quy định. Mỗi alen trội làm tăng chiều cao cây thêm 5cm. Đem cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được cây F1 cao 150cm. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Chọn 2 cây bất kỳ ở F2, xác suất bắt gặp 1 cây cao 160cm và 1 cây cao 150cm là bao nhiêu? A. 5,98%. B. 2,99%. C. 1,5%. D. 4,79%. Câu 5: Ở một ruồi giấm, khi đem lai con cái chân cao, mắt đỏ với con đực chân thấp, mắt trắng thu được F1 toàn chân cao, mắt đỏ. Cho các con ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau ở F2 thu được 140 chân cao, mắt đỏ; 50 chân cao, mắt trắng; 48 chân thấp, mắt đỏ và 15 chân thấp, mắt trắng. Mỗi tính trạng do 1 gen quy định và không có đột biến xảy ra. Cho các con chân cao, mắt trắng giao phối với các con chân thấp, mắt đỏ. Xác suất thu được ruồi chân cao, mắt đỏ ở F3 là A. 2/9 B. 1/2 C. 4/9 D. 1/3 Câu 6: Ở một loài thực vật, lai cây hoa đỏ, cánh dài thuần chủng với cây hoa trắng, cánh ngắn thuần chủng F1 thu được toàn cây hoa đỏ, cánh ngắn. Cho các cây F1 tự thụ phấn F2 thu được 25% cây hoa đỏ, cánh dài : 50% cây hoa đỏ, cánh ngắn : 25% cây hoa trắng, cánh ngắn. Quy luật di truyền chi phối là A. Di truyền liên kết hoàn toàn giữa 2 gen quy định 2 tính trạng. B. Di truyền do gen đa hiệu. C. Di truyền liên kết không hoàn toàn giữa 2 gen quy định 2 tính trạng, trong đó, hoán vị gen chỉ xảy ra ở một bên với tần số bất kì. D. Cả 3 ý đều đúng. Câu 7: Một loài có 2n = 4, con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX. Trên cặp NST thường có 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen, gen thứ ba có 2 alen; trên cặp NST giới tính, ở đoạn tương đồng trên NST X và Y có một gen với 3 alen. Trong trường hợp giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Số kiểu gen tối đa trong loài này nếu không phân biệt trật tự sắp xấp của các gen là: A. 13500 B. 512 C. 300 D. 4500 Câu 8: Ở một loại thực vật tự thụ phấn, hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng và thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. Các gen quy định hai tinsg trạng trên phân ly độc lập. Ở thế hệ ban đầu khi quan sát thấy có 24% cây thân cao, hoa trắng và 8% cây thân thấp, hoa trắng. Ở thế hệ sau người ta quan sát thấy có 20,3% cây thân thấp, hoa đỏ và 14,7% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ dị hợp ở thế hệ ban đầu chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 16%. B. 25,2%. C. 41,2%. D. 51%. Câu 9: Ở ruồi giấm gen A, quy định tính trạng thân xám, a: thân đen nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen B quy định mắt đỏ, b: mắt trắng nằm trên nhiễm sắc thể X. Để F1 phân tính theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1 không có sự phân tính theo giới tính cần chọn P có kiểu gen như thế nào? b b B b b A. AaX X ×aaX Y. B C. aaX X ×AaX Y. B b b B. AaX X ×aaX Y. b b B D. aaX X ×AaX Y. Câu 10: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt: 2 cây quả tròn: 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây qua tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Tiếp tục cho F3 giao phấn ngẫu nhiên qua 2 thế hệ nữa thu được F5. Lấy ngẫu nhiên một hạt F5 đem trồng, theo lý thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là: A. 16,81%. B. 18,54%. C. 17,36%. D. 11,11%. Câu 11: Thực hiện phép lai ở gà: Gà mái lông đen lai với gà trống lông xám được F1: 100% gà lông xám. Cho F1 tạp giao được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 25% gà mái lông đen: 50% gà trống lông xám. Cho biết tính trạng màu lông do 1 cặp gen quy đinh. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Gà trống F2 có 2 kiểu gen. B. Tính trạng lông xám trội hoàn toàn so với lông đen. C. Gen quy định tính trạng màu lông trên NST giới tính. D. Chỉ có gà mái tính trạng lông xám mới biểu hiện trội hoàn toàn. AB Ab . Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần  ab aB ab số bằng nhau, kiểu hình quả vàng, bầu dục có kiểu gen . Kết quả nào sau đây phù ab Câu 12: Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con? A. 5,25%. B. 7,29%. C. 12,25%. D. 16%. Câu 13: a+, b+, c+ và d+ là các gen trên NST thường phân ly độc lập, điều khiển chuỗi tổng hợp sắc tố để hình thành lên màu đen theo sơ đồ sau đây Không màu đen     a b c d   Không màu   Không màu   Màu nâu   Màu Các alen này bị đột biến thành dạng mất chức năng tương ứng là a, b, c và d. Người ta tiến hành lai một cá thể màu đen có kiểu gen a+a+b+b+c+c+d+d+ với một cá thể không màu có kiểu gen aabbccdd và thu được con lai F1. Khi cho các thế hệ F1 lai với nhau, thì tỉ lệ cá thể ở F2 tương ứng với kiểu hình không màu và màu nâu là bao nhiêu? A. 26/64 và 37/256. B. 37/64 và 27/256. C. 37/64 và 27/64. D. 33/64 và 27/64. Câu 14: Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với a thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với b cánh cụt, gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với d mắt trắng. Phép lai giữa ruồi giấm AB//abXDXd với ruồi giấm AB//abXDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 5%. Tần số hoán vị gen là: A. 20%. B. 30%. C. 35%. D. 40%. Câu 15: Ở đậu Hà Lan, gen A thân cao, a thân thấp; gen B hoa đỏ, b hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ, dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho giao phấn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lý thuyết, thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là: A. 2/9. B. 1/9. C. 8/9. D. 4/9. Câu 16: Ở một loài thực vật giao phấn lưỡng bội, tính trạng màu sắc do 2 cặp gen không alen nằm trên NST thương quy định. Trong đó, alen A át chế sự hình thành các màu hoa (hoa trắng), alen B cho hoa màu đỏ và alen b cho hoa màu trắng. Nếu không xét đến vai trò của bố mẹ trong các phép lai, ở đời con có tỉ lệ phân li về kiểu hình là 3: 1 thì sẽ có bao nhiêu phép lai phù hợp? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 17: Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phối với nhau, tiếp tục thụ phấn các cây F1 với nhau thu được F2 có 125 cây mang kiểu gen aabbđ. Về lý thuyết, số cây mang kiểu gen AabbDd là A. 100. B. 125. C. 250. D. 500. Câu 18: Ở một loài thực vật, alen A nằm trên NST thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng được F1, các cây F1 tự thụ phấn được F2. Cho rằng khi sống trong một môi trường thì mỗi kiểu gen chỉ quy định một kiểu hình. Theo lý thuyết, sự biểu hiện của tính trạng màu hoa ở thế hệ F2 sẽ là A. trên mỗi cây chỉ có một loài hoa, trong đó cây hoa đỏ chiếm 75%. B. có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó cây có hoa đỏ chiếm 75%. C. trên mỗi cây có cả hoa đỏ và hoa trắng, trong đó hoa đỏ chiếm 75%. D. có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó hoa đỏ chiếm 75%. Câu 19: Xét các trường hợp sau: (1) Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên một cặp NST có nhiều cặp gen. (2) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen. (3) Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có nhiều cặp gen. (4) Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có ít cặp gen. (5) Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có ít gen. (6) Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên một NST có nhiều gen. Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành cặp alen? A. 2 trường hợp. B. 3 trường hợp. C. 4 trường hợp. D. 5 trường hợp. Câu 20: Ở một loài thực vật lưỡng bội, cho cây có hoa đỏ tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Trong số những cây hoa đỏ ở F1, loại cây thuần chủng chiếm tỉ lệ A. 4/9. B. 1/9. C. 1/6. D. 2/9. Câu 21: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, ở đời con của phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe, loại cá thể chỉ có hai alen trội chiếm tỉ lệ A. 7/64. B. 63/64. C. 9/256. D. 247/256. Câu 22: Khi lai cà chua quả màu đỏ, dạng tròn với cà chua quả màu vàng, dạng bầu dục ở F1 thu được 100% quả màu đỏ, dạng tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 tổng số 150 cây, trong đó có 99 cây quả màu đỏ, dạng tròn. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột biến xảy ra, mọi diễn biến của quá trình sinh giao tử đực và cái giống nhau. Tần số hoán vị gen là A. 15%. B. 20%. C. 30%. D. 10%. Câu 23: Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại chăn nuôi có 20 con đực giống chân cao và 200 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có 80% cá thể chân cao, 20% cá thể chân thấp. Trong số 15 con bò đực trên, có bao nhiêu con có kiểu gen dị hợp? A. 6 con. B. 5 con. C. 3 con. D. 8 con. Câu 24: Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen quy định nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất 120g lai với cây có quả nhẹ nhất 60g được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có 7 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Ở F2, loại cây có quả nặng 90g chiếm tỉ lệ A. 1/6. B. 1/36. C. 5/16. D. 3/32. Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X? A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX. B. Kêt quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau. C. Tỉ lệ phân tích của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới. D. Có hiện tượng di truyền chéo. Câu 26: Ở một loài thực vật lưỡng bội, lai hai dòng thuần chủng thân cao, hoa trắng với thân thấp, hoa đỏ thu được F1 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. Cho các cây cao, trắng và thấp, đỏ ở F2 tạp giao tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ: A. 30,9%. B. 79,01%. C. 22,22%. D. 56,25%. Câu 27: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn và quả bầu dục F2 giao phấn với nhau thu được F3. Tiếp tục cho F3 giao phấn ngẫu nhiên qua 2 thế hệ nữa thu được F5. Lấy ngẫu nhiên một hạt F5 đem trồng, theo lý thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là: A. 25%. B. 26,03%. C. 18,37%. D. 20,63%. Câu 28: Ở ớt, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với b quy định thân quả vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường. Cho các cây dị hợp tử về cả hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ phân tính 25% cây cao, quả vàng: 50% cây cao, quả đỏ: 25% cây thấp quả đỏ. Cho các kết luận sau đây: (1) P có kiểu gen dị hợp tử chéo, hoán vị gen ở một giớ tính với tần số 50%. (2) Hai cặp gen A,a và B,b liên kết hoàn toàn, P có kiểu gen dị hợp chéo. (3) P có kiểu gen dị hợp tử chéo, hai cặp gen liên kết hoàn toàn hoặc có hoán bị ở một bên. (4) Ở P, một trong hai gen bị ức chế, cặp gen còn lại trội lặn không hoàn toàn. Có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận trên: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29: Trong quá trình ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học, một bạn học sinh khi so sánh sự giống và khác nhau giữa đặc điểm gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính đã lập bảng tổng kết sau: Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính (1) Số lượng nhiều. (2) Số lượng ít. (3) Có thể bị đột biến. (4) Không thể bị đột biến. (5) Tồn tại thành từng cặp alen. (6) Luôn tồn tại thành từng cặp alen. (7) Có thể quy định giới tính. (8) Có thể quy định tính trạng thường. (9) Phân chia đồng dều trong phân (10) Không phân chia đồng đều trong phân bào. bào. Số thông tin mà bạn học sinh trên đã nhầm lẫn khi lập bảng tổng kết trên là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 30: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho phép lai P: ♀ AB Ab CcDDXEXe  ♂ CcDdXeY, đời con có ab aB thể có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là: A. 240 và 32. B. 240 và 24. C. 360 và 64. D. 48 và 24. Câu 31: Quan sát quá trình giảm phân của 10 tế bào sinh dục đực có kiểu gen AB ab người ta thấy có x tế bào có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn gốc dẫn đến hoán bị gen. Gọi f tần số hoán bị giữa A và B. Biểu thức thể hiện mối quan hệ đúng là: A. x = 20 f . B. x = 10 f . C. x =5/ f . D. x = 10/ f . Câu 32: Ở một loài thực vật lưỡng tính, trong tế bào sinh dưỡng có 10 nhóm liên kết. Xét một cơ thể, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một gen, mỗi gen có hai alen quan hệ trội lặn hoàn toàn, các gen tác động riêng rẽ hình thành tính trạng. Cho cơ thể nói trên tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình mang tất cả tính trạng trội ở F1 là: A. 0,056. B. 0,064. C. 0,042. D. 0,048. Câu 33: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây: (1) AAaaBBbb  AAAABBBb. (3) AaaaBBBB  AaaaBBbb. (2) AaaaBBbb  AAAaBbbb. (4) AAAaBbbb  AAAABBBb. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ có các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thu tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, phép lai nào cho đời con có 9 loại kiểu gen? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 34: Ở một loài thực vật, xét 4 locut gen nằm trên 4 cặp NST thường khác nhau, trong đó mỗi locut đều gồm có 2 alen là alen dại và alen đột biến. Đem cây dị hợp cả về 4 cặp gen tự thụ phấn thì tỉ lệ đột biến thu được ở đời con theo lý thuyết là bao nhiêu nếu không có đột biến mới xảy ra? A. 68,36%. B. 0,4%. C. 31,66%. D. 10,8%. Câu 35: Ở đậu Hà Lan, gen A: hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a: hạt xanh; gen B: hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b: hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 120 vàng, trơn; 40 vàng, nhăn; 120 xanh, trơn; 40 xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp ở F1 là: A. 1/3. B. 1/8. C. 3/8. D. 2/3. Câu 36: Gen quy định màu thân của ruồi giấm trên nhiễm sắc thể số II, để xác định xem gen quy định màu mắt có thuộc NST số II không, một sinh viên đã làm thí nghiệm như sau: Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, mắt hồng và thân đen, mắt đỏ thu được F1 100% thân xám, mắt đỏ sau đó cho F1 giao phối ngẫu nhiên. Vì nóng lòng muốn biết kết quả nên khi mới có 10 con ruồi F2 nở ra anh ta phân tích ngay, thấy có 9 con thân xám, mắt đỏ và 1 con thân đen, mắt hồng. Biết các quá trình sinh học diễn ra bình thường. Có thể kết luận: A. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể sô II. B. Gen quy định màu mắt không nằm trên nhiễm sắc thể số II. C. Gen quy định màu thân và màu mắt cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. D. Chưa xác định được gen quy định màu mắt có thuộc nhiễm sắc thể số II hay không. Câu 37: Một loài động vật xét 2 tính trạng màu lông và chiều cao chân, mỗi tính trạng đều do một locus gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn trên NST thường quy định. Người ta thực hiện 2 phép lai phân tích như sau: - Phép lai 1: Đem lai phân tích con đực lông đỏ, chân cao thấy đời con lai có 50% số con có kiểu hình giống mẹ - Phép lai 2: Đem lai phân tích con cái lông đỏ, chân cao thấy đời con lai có 30% số con có kiểu hình giống mẹ. Người ta đem 2 con lông đỏ, chân cao ở 2 phép lai phân tích cho giao phối với nhau. Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra hoàn toàn bình thường. Cho các phát biểu sau: (1) Đời con xuất hiện đầy đủ các loại kiểu hình. (2) Tỉ lệ biến dị tổ hợp ở đời con chiếm 65%. (3) Đời con xuất hiện số cá thể thuần chủng bằng 1/3 số cá thể không thuần chủng. (4) Đặc điểm di truyền của 2 giới ở loài này không giống nhau. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Ở một loài động vật có cơ chế xác định giới tính giống như người, xét 3 locut gen: locut 1 có alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quy định mắt trắng; locut 2 có alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp và locut 1 cùng locut 2 cùng nằm trên 1 cặp NST thường; locut 3 có alen D quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định lông đen và locut này nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Đem con cái dị hợp về 3 cặp gen trên lai với con đực chân cao, mắt đỏ, lông đỏ thu được F1 có 10000 trong đó xuất hiện 2728 con cái chân cao, mắt đỏ, lông đỏ. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ ở F1 không thể xuất hiện là: A. 9,2% B. 14,4% C. 11,9% D. 15,3% Câu 39: Màu lông của một loài động vật do a+, b+, c+ và d+ là các gen trên NST thường phân li độc lập, điều khiển chuỗi tổng hợp sắc tố để hình thành lên màu đen theo sơ đồ dưới đây:     a b c d Không màu   Không màu   Không màu   Màu nâu   Màu đen Các alen này bị đột biến thành các dạng mất chức năng tương ứng là a, b, c và d. Người ta tiến hành lai một cá thể màu đen có kiểu gen a+a+b+b+c+c+d+d+ với một cá thể không màu có kiểu gen aabbccdd và thu được con lai F1. Khi cho các cá thể F1 lai với nhau, thì tỉ lệ cá thể ở F2 tương ứng với kiểu hình màu nâu và màu đen là bao nhiêu? A. 27/256 và 37/256. B. 27/256 và 81/256. C. 37/256 và 81/256. D. 27/64 và 37/64. Câu 40: Ở chuột màu lông được quy định bởi 4 alen (A, a, B, b) phân li độc lập. Locut 1 gồm 2 alen A và a quy định sự tổng hợp các sắc tố màu lông, trong đó: AA quy định sắc tố lông tổng hợp, Aa quy định sắc tố lông không tổng hợp được, aa làm chuột chết ngay trong giai đoạn phôi. Khi sắc tố lông được tổng hợp thì alen B trội hơn so với alen b và quy định màu lông đen còn alen b quy định lông nâu. Đem lai 2 chuột lông trắng với nhau thì tỉ lệ kiểu hình đời con không thể là A. 4 trắng : 1 đen : 1 nâu. B. 2 trắng : 1 đen. C. 2 trắng : 1 nâu. D. 1 trắng : 1 đen. Câu 41: Khi nói về sự di truyền các gen ở tế bào chất, ý nào chưa đúng? A. Các gen tế bào chất có thể có nhiều hơn 1 alen. B. Di truyền theo dòng mẹ chính là di truyền do gen trong tế bào chất. C. Gen tế bào chất không được phân chia đều cho các tế bào con. D. Các gen tế bào chất thường quy định các protein cấu trúc nên thành phần của bào quan chứa gen đó. Câu 42: Ở một loài thực vật lưỡng bội đem lai cây lá dài, hoa tím lai lần lượt với 2 cây lưỡng bội cùng loài khác thu được kết quả sau: - Với cây thứ nhất thu được 90 cây lá dài, hoa đỏ; 89 cây lá dài, hoa tím; 30 cây lá ngắn, hoa đỏ và 29 cây lá ngắn, hoa tím. - Với cây thứ hai thu được 120 cây lá dài, hoa đỏ và 120 cây lá ngắn, hoa đỏ. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 cặp gen gồm 2 alen nằm trên NST khác nhau quy định và không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây lá dài, hoa tím và cây thứ hai lần lượt là A. AaBb và AAbb. B. Aabb và aaBb. C. AaBB và aabb. D. Aabb và aaBB. Câu 43: Ở một loài động vật lưỡng bội, xét 2 locut gen: locut thứ nhất gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn, trong đó, alen A quy định mắt đỏ và alen lặn tương ứng quy định mắt trắng; locut thứ hai cũng có 2 alen trội lặn hoàn toàn, trong đó, alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen b quy định lông xám. Biết rằng 2 locut nằm trên 2 NST thường khác nhau và không có đột biến xảy ra. Nếu không xét đến vai trò của bố mẹ trong các phép lai, để đời con xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 thì có bao nhiêu phép lai của bố mẹ về kiểu gen phù hợp? A. 4. B. 8. C. 10. D. 12. Câu 44: Ở một loài động vật, lôcut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Tiến hành hai phép lai: Phép lai 1: P: mắt đỏ  mắt nâu, F1 : 25% đỏ: 50% nâu: 25% vàng; Phép lai 2: P: vàng  vàng, F2 : 75% vàng: 25% trắng. Nếu lấy con mắt nâu P phép lai 1 lai với một trong hai con mắt vàng P ở phép lai 2 thì sẽ thu được kết quả là: A. 100% nâu. C. 50% nâu : 50% vàng. trắng. B. 75% nâu : 50% vàng. D. 25% đỏ: 25% nâu: 25% vàng: 25% Câu 45: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội so với hạt xanh. Đem gieo các hạt vàng thuần chủng và hạt xanh thuần chủng rồi cho giao phấn được các hạt lai, tiếp tục gieo các hạt lai F1 và cho chúng tự thụ phấn được các hạt F2 . Nhận định nào dưới đây là không chính xác về các kết quả của phép lai nói trên là? A. Ở thế hệ lai F1 ta sẽ thu được toàn bộ là các hạt vàng dị hợp. B. Trong số toàn bộ các hạt được trên cây F1 ta sẽ thấy tỷ lệ 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. C. Nếu tiến hành gieo các hạt F2 và cho chúng tự thụ phấn nghiêm ngặt, sẽ có những cây chỉ tạo hạt xanh.