Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu hỏi phần quần thể sinh vật trong sinh vật trong đề thi HSG

41a1ea2300ee05fbc3d714ed2196775b
Gửi bởi: Thành Đạt 4 tháng 9 2020 lúc 15:39:17 | Được cập nhật: 21 giờ trước (12:19:52) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 569 | Lượt Download: 10 | File size: 0.20726 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CÂU HỎI PHẦN QUẦN THỂ SINH VẬT TRONG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Câu 1: Thế nào là quần thể sinh vật? Lấy ví dụ minh họa. Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa sinh thái của các thành phần nhóm tuổi trong quần thể. Câu 3: Thế nào là mật độ quần thể? Tác động của mật độ đến khả năng khai thác nguồn sống của quần thể? Câu 4: Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật? Câu 5: Thế nào là trạng thái cân bằng số lượng của quần thể? Đáp án: Câu 1: Thế nào là quần thể sinh vật? Lấy ví dụ minh họa. Hướng dẫn trả lời Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Ví dụ: Quần thể những cây thông sống trên một cánh rừng. Quần thể những con cá chép sống trong một hồ. Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa sinh thái của các thành phần nhóm tuổi trong quần thể. Hướng dẫn trả lời Quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau. Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái Nhóm tuổi trước sinh Các cá thể lớn nhanh, nhóm này có vai trò chủ yếu trong việc tăng sinh khối cho quần thể. sản Nhóm tuổi sinh sản Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể. Nhóm tuổi sau sinh sản Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên hầu như không ảnh hưởng đến sự phá quần thể Người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể. Có 3 dạng tháp tuổi Hình 2.1. Các tháp tuổi của quần thể sinh vật Câu 3: Thế nào là mật độ quần thể? Tác động của mật độ đến khả năng khai thác nguồn sống của quần thể? Hướng dẫn trả lời Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Ví dụ: + Mật độ cây cam: 500 cây/ha đồi. + Mật độ cá trám: 3 con/m3 nước ao nuôi..® I Mật độ quần thể thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn sống trong quần thể dồi dào; mật độ quần thể giảm mạnh do các biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh.11 Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tò vong của cá thể trong quần thể. + Khi mật độ cá thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở..I dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. + Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì ngược lại, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ nhau, dẫn tới khả năng sinh sản trong quần thể tăng. Câu 4: Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật? Hướng dẫn trả lời Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở… thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể. Khi môi trường có điều kiện sống thuận lợi thì số lượng cá thể trong quần thể tăng cao làm tăng mật độ cá thể của quần thể. Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng. Câu 5: Thế nào là trạng thái cân bằng số lượng của quần thể? Hướng dẫn trả lời Cân bằng của quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể là cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp quá thấp hoặc quá cao. Được thực hiện theo hai phương thức: + Điều hòa khắc nghiệt: Là điều hòa gây ảnh hưởng rõ rệt lên mức tử vong của quần thể, thông qua các hình thức như tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau… + Điều hòa mềm dẻo: Là điều hòa ảnh hưởng tới mức sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư thông qua các hình thức như một loài có khả năng tiết chất hóa học để ức chế sinh trưởng các cá thể khác xung quanh, một số loài giảm sức sinh sản do bị ức chế vì mật độ quần thể quá cao, một số loài tăng mức xuất cư khi nguồn sống giảm… Câu 6: Nêu sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác. Câu 7: Thế nào là một quần xã sinh vật? Câu 8: Nêu mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Câu 9: Thế nào là một hệ sinh thái? Nêu cấu trúc của một hệ sinh thái. Câu 10: Thế nào là một chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn? Đáp án: Câu 6: Nêu sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác. Hướng dẫn trả lời Con người cũng là một loài sinh vật nên quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác. Do con người có lao động và tư duy nên quần thể người có một số đặc trưng về kinh tế – xã hội mà các quần thể sinh vật khác không có như pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa… nên con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. Câu 7: Thế nào là một quần xã sinh vật? Hướng dẫn trả lời Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương tối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. Câu 8: Nêu mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Hướng dẫn trả lời Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên r thay đổi. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh như sự thay đổi theo chu kì ngày đêm, ví I trong rừng mưa nhiệt đới: ếch nhái, chim cú, muỗi ít hoạt động ban ngày, hoạt >ng nhiều vào ban đêm. Chu kì mùa, ví dụ như ở quần xã vùng lạnh: chim loài động vật di cư để tránh mùa đông giá lạnh, và quay lại vào mùa xuân bị áp… Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh như sự tăng lượng thức ăn thực vật dẫn 1 tăng động vật ăn thực vật, tăng động vật ăn .thịt. Ngược lại khi động vật ăn thịt g quá đông thì số lượng động vật là con mồi sẽ giảm xuống số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy nhiên, so lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng đáp ứng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. Câu 9: Thế nào là một hệ sinh thái? Nêu cấu trúc của một hệ sinh thái. Hướng dẫn trả lời Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: Hệ sinh thái một khu rừng nhiệt đới. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: + Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục… + Sinh vật sản xuất là thực vật. + Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm… Câu 10: Thế nào là một chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn? Hướng dẫn trả lời Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích sẽ sử dụng mắt xích kề phía trước làm thức ăn đồng thời nó là thức ăn của mắt xích kề phía sau. Ví dụ: Cây cải —> Sâu rau —> Chim sâu B Diều hâu. Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó một loài tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. Câu 11: Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể khác với tác động lên cá thể sinh vật riêng lẻ như thế nào? Câu 12: Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao? Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau ở những điểm nào? Mối quan hệ giữa độ đa dạng và độ nhiều của quần xã? Câu 13: Người ta đã tiến hành thả một số cá thể chuột đồng vào một cánh đồng cỏ, lúc đầu số lượng chuột đồng tăng lên nhanh chóng, nhưng sau đó tăng chậm lại và càng về sau số lượng chuột đồng càng ít thay đổi. Nêu các nguyên nhân dẫn tới số lượng chuột đồng tăng nhanh ở giai đoạn đầu. Nguyên nhân nào làm giảm dần mức độ tăng số lượng cá thể chuột đồng. Câu 14: Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Câu 15: Cho các quần thể các loài sinh vật: đại bàng, châu châu, lúa, êch, răn. Xây dựng một chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên. Loại bỏ mắt xích nào trong chuỗi thức ăn trên sẽ gây hậu quả lớn nhất? Vì sao? Đáp án: Câu 11: Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể khác với tác động lên cá thể sinh vật riêng lẻ như thế nào? Hướng dẫn trả lời – Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật gồm: + Ti lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. + Thành phần nhóm tuổi: các cá thể trong quần thể được chia thành nhiều nhóm tuổi, gồm nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. + Mật độ cá thể trong quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể khác với tác động lên từng cá thể riêng lẻ: + Đối với từng cá thể riêng lẻ: tác động khác nhau tùy từng cá thể và phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, trạng thái sinh lí, trạng thái sức khỏe, loài và tùy nơi tùy lúc. + Đối với quần thể: Các nhân tố vô sinh, hữu sinh tác động lên quần thể làm ảnh hưởng tới sự phân bố của quần thể, sự biến động của quần thể, cấu trúc quần thể. Tác động làm thay đổi những đặc điểm cơ bản của quần thể, có khi hủy diệt quần thể. Câu 12: Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao? Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau ở những điểm nào? Mối quan hệ giữa độ đa dạng và độ nhiều của quần xã? Hướng dẫn trả lời Các đặc trưng của quần thể gồm: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể. Trong đó mật độ quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất, vì mật độ quần thể ảnh hưởng đến + Mức sừ dụng nguồn sống của quần thể. + Tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cá thể cái trong quần thể. + Sức sinh sản và sự tử vong của các cá thể H – Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau ở những điểm cơ bản sau: + Độ đa dạng thể hiện ở độ giàu loài (số lượng loài) và mức độ phong phú (tỉ lệ tương đối giữa các loài) trong quần xã. + Độ nhiều thể hiện mật độ cá thể của mỗi loài trong quần xã. Mối quan hệ: độ đa dạng và độ nhiều quan hệ thuận nghịch với nhau, thường số lượng loài càng đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài càng giảm đi và ngược lại. Câu 13: Người ta đã tiến hành thả một số cá thể chuột đồng vào một cánh đồng cỏ, lúc đầu số lượng chuột đồng tăng lên nhanh chóng, nhưng sau đó tăng chậm lại và càng về sau số lượng chuột đồng càng ít thay đổi. Nêu các nguyên nhân dẫn tới số lượng chuột đồng tăng nhanh ở giai đoạn đầu. Nguyên nhân nào làm giảm dần mức độ tăng số lượng cá thể chuột đồng. Hướng dẫn trả lời Nguyên nhân dẫn tới số lượng chuột đồng tăng nhanh ở giai đoạn đầu là do nguồn sống dồi dào, nơi ở rộng rãi,… môi trường chưa bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho sức sinh sản của quần thể tăng cao. số cá thể mới sinh ra cao hơn số cá thể tử vong. Nguyên nhân làm giảm dần mức độ tăng cá thể chuột đồng là do khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh sẽ khai thác ngày càng nhiều nguồn sống từ môi trường, dẫn tới sự thiếu hụt nguồn sống. Quần thể trở nên thiếu thức ăn, nơi ở ngày càng chật chội, chất thải ngày một nhiều … dẫn tới dịch bệnh, cạnh tranh giữa các cá thể về thức ăn, nơi ở … ngày một gay gắt. Trong điều kiện sống khó khăn, sức sinh sản của quần thể giảm dần và mức độ tử vong tăng lên. Câu 14: Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Hướng dẫn trả lời Dấu hiệu phân biệt Quần thể Quần xã Đơn vị cấu trúc 1 Cá thể 1 Quần thể Số lượng loài. 1 Chỉ một loài. – Gồm nhiều loài. Chức năng dinh dưỡng. – Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn – Tạo lưới thức ăn với nhiều chuỗi thức ăn, nhiều mắt xích thức ăn, đón quan trọng trong hệ sinh thái. Cơ chế đảm bảo sự cân bằng sinh học. – Cơ chế điều hoà mật độ quần thể ị Khống chế sinh học Câu 15: Cho các quần thể các loài sinh vật: đại bàng, châu châu, lúa, êch, răn. Xây dựng một chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên. Loại bỏ mắt xích nào trong chuỗi thức ăn trên sẽ gây hậu quả lớn nhất? Vì sao? Hướng dẫn trả lời Chuỗi thức ăn: Lúa – Châu chấu —Ếch —Rắn — Đại bàng. Loại bỏ mắt xích lúa sẽ gây hậu quả lớn nhất. Vì: Lúa là sinh vật sản xuất là mắt xích đầu cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho toàn bộ chuỗi thức ăn.