Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Cảm nhận bài thơ Từ ấy (Tố Hữu)

82047d0d53d367c0cef956093c268c01
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:42:18 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 18:43:36 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 485 | Lượt Download: 1 | File size: 0.086327 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TỪ ẤY Tố Hữu được xem là người tiên phong của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Thơ ông gắn liền với chính trị, trữ tình nhung lại mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ông có rất nhiều bài thơ hay nhưng “Từ ấy” lại đặc biệt hơn cả vì nó được xem như chặng đường đầu của sự nghiệp thơ ca CM của TH. Và đồng thời bài thơ cũng là lời tuyên ngôn về lý tưởng sống của ông ,là tiếng reo vui, hân hoan mà rộn rã ,Tố Hữu được lần đầu tiên đứng trong hàng ngũ của Đảng. Khổ 1 của bài thơ đã cho ta thấy rõ niềm vui sướng say mê của TH khi bắt gặp lý tưởng cách mạng: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim" Hai câu thơ đầu Tố Hữu lựa chọn viết theo lối tự sự, đơn giản như kể lại một kỉ niệm khó quên và sâu sắc nhất trong cuộc đời của mình : "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Mở đầu bài thơ , tác giả đã sử dụng trạng từ phiếm chỉ thời gian "từ ấy. Trạng từ “Từ Ấy mà tác giả đề cập tới đó chính là năm 1938 , đánh dấu mốc thời gian mà nhà thơ được vinh dự đứng vào hàng ngũ của ĐCSVN , đồng thời nó còn là mốc son đầu tiên và chói lọi mở ra một bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Hình ảnh "nắng hạ" là một ẩn dụ cho nguồn năng lượng mạnh mẽ. Không phải ánh nắng mùa xuân dịu dàng, không phải nắng mùa thu thanh bình, cũng hoàn toàn khác với ánh nắng mùa đông yếu ớt mà là nắng mùa hạ . Nắng mùa hạ thật chói chang, rực rỡ biết bao nhiêu. Nguồn Nắng hạ ấy mang đến cảm giác hạnh phúc mãnh liệt, niềm vui sướng trào dâng trong trái tim của TH. Hơn thế, Tố Hữu còn ví von lý tưởng Cách mạng như một "mặt trời chân lý". Đây là từ ngữ liên kết vô cùng sáng tạo trong cả hình ảnh và ngữ nghĩa. Lý tưởng Cộng sản là một nguồn sáng cao đẹp nhất, rực rỡ nhất, như ánh mặt trời soi tỏ thế gian, như một chân lý không bao giờ thay đổi. .Cách nói ẩn dụ “MTCL” thể hiện lòng thành kính, trân trọng của nhà thơ với ly tưởng của đảng. Từ trong tăm tối, Tố Hữu bước ra ngoài ánh mặt trời chói chang, tận hưởng nó bằng tất cả tình yêu, niềm hạnh phúc, biết ơn. Nếu từ “bừng” thể hiện ánh sáng đến một cách nhanh chóng đột ngột thì “chói” lại thể hiện ánh sáng chiếu thẳng xuyên suốt thể hiện sức lan tỏa xuyên thấu mãnh liệt không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến cả trái tim con người . Tác giả đã nhấn mạnh nguồn sáng lý tưởng cách mạng không chỉ xua tan ý thức hệ tiểu tư sản mà còn mở ra trong ông một chân trời nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc , nguồn ánh sáng ấy không chỉ thuyết phục nhà thơ về mặt lý trí mà còn “ chói qua tim” thuyết phục cả về mặt tình cảm để khiến từ đây nhfa thơ sống, chiến đấu , hy sinh vì lý tưởng này. Cái mà Tố Hữu gọi là giác ngộ lý tưởng cách mạng, nói về thứ ánh sáng ấy nhà thơ đã từng tâm sự rằng "Buổi đầu tiên đến với chủ nghĩa Cộng sản, với Đảng tôi thấy nó như một thiên thần với hào quang lãng mạn và rất nhiều mộng tưởng". Từ bút pháp tự sự Tố Hữu chuyển sang bút pháp trữ tình diễn tả cụ thể, trực tiếp niềm hạnh phúc vô bờ đang chan chứa trong tâm hồn của mình. "Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim" Ở 2 câu cuối , Tác giả khéo léo sử dụng biện pháp tu từ so sánh đầy sức sống , vui tươi ,khiến một khái niệm vô hình trở nên hữu hình : "Hồn tôi là một vườn hoa lá", cụ thể hóa niềm vui của “hồn tôi như “vườn hoa lá” , diễn tả niềm vui sướng của tác giả . Đó là một so sánh mở rộng, ý thơ tràn xuống cả câu thơ tiếp theo. Khi được đón nhận ánh sáng mạnh mẽ của mặt trời của nắng hạ thì "vườn hoa lá" ấy như được tái sinh, trở nên tràn trề sức sống, âm thanh và âm sắc căng đây "Rất đậm hương và rộn tiếng chim". Các từ ngữ chỉ mức độ “ rất “ ,”đậm” và “rộn” càng nhấn mạnh hơn lý tưởng cộng sản đã khiến tâm hồn nhà thơ trở nên vui tươi, diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lý tưởng cách mạng. Tất cả những âm thanh, màu sắc , hương thơm trong khu vườn tâm hồn ấy đều rất tươi đẹp, rất tràn trề, rộn rã khiến cho nhà thơ phải ngây ngất mà say mê. Cây cỏ hoa lá trong vườn kể từ khi có nắng, có mặt trời chân lý bỗng như bừng tỉnh, hiểu theo nghĩa hàm ẩn kể từ khi có Đảng, đời sống của người dân Việt Nam ấm no hạnh phúc. Nếu có đọc qua “ Nhớ đồng”, ta cũng bắt gặp một niềm vui rộn ràng như thế : Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say hương đồng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời.. Trích ( nhớ đồng- tố hữu) Trong bối cảnh lịch sử khoảng những năm 1938, nước mất , nhân dân ta phải chịu khiếp sống nô lệ. Những người con VN sống trên quê hương mình, qh vốn là của mình nhưng phải cam chịu khiếp sống nhờ, kiếp sống của những kẻ nô lệ. Trong bối cảnh đau buồn ấy, không chri với Tố Hữu mà còn rất nhiều thanh niên trẻ VN khi bắt gặp được lý tưởng cộng sản như bắt gặp được một lối đi trong ngõ cụt. Giờ đây họ tìm được hi vọng để lại làm chủ được chính que hương mình , không vui sướng sao được. 2 câu thơ cuối đã hiện ra trước mắt ta cách nhà thơ đón nhận lý tưởng cách mạng như cỏ cây đón ánh nắng mặt trời . Từ đó , ta thấy được nhà thơ trở nên yêu đời và thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn khi sống có lý tưởng . Tóm lại, ở khổ thơ đầu , tác giả đã sử dụng bút pháp tự sự _ lãng mạng trữ tình kết hợp với các hình ảnh so sánh ẩn dụ ,.. nhà thơ đã diễn tả 1 cách cụ thể niềm vui sướng say mê trong buổi đầu đến với lý tưởng cách mạng. Từ đó, ct có thể cảm nhận được CM không đối lập với với nghệ thuật, trái lại đã khơi nguồn trong nghệ thuật , đem lại cho nghệ thuật một sức sống mới , 1 cảm hứng sáng tác mới cho hồn thơ . Bằng cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ Tố Hữu đã diễn tả một cách chân thực niềm hạnh phúc, vui sướng khi được giác ngộ lý tưởng Cách mạng, từ đó mở ra một sự nghiệp cách mạng vẻ vang, nhiệt huyết, một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng - Nghệ thuật - Tình yêu". Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ đi vào lòng người đọc. Đất nước ta đang vươn mình chạy mau sao cho kịp thời đại. Thế hệ chúng ta đang dần gánh vác trọng trách ấy. Gia đình, họ hàng, bè bạn, thầy cô… ai cũng mong muốn cho ta những điều tốt đẹp nhất “Đất nước mong sao em thành người”. Vậy lý tưởng của chúng ta là gì nếu không phải là vì tập thể? Học tập, lao động và cống liên sức mình cho gia đình, cho xã hội, cho Tổ quốc thân yêu, đó là điều ít nhất mỗi thanh niên ngày nay cần hiểu. Vì thế ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường , cta cần rèn luyện và phát triển bản thân để sau này có thể giúp ích cho cộng đồng , cho đất nước .Chúng ta không mong là cánh chim bằng vạn dặm, không thể là cả bản hoà ca hùng tráng… mong mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ”, “một nốt trầm xao xuyến” (Thanh Hải) để hiến dâng cho mùa xuân chung của tập thể, của quê hương, đất nước mình. Con người không thể được gọi là sống mà không có lý tưởng. Tuổi xuân chúng ta – tuổi đẹp đẽ nhất, giàu sức sống nhất của đời người càng không thể không có lý tưởng sống. Tóm lại, khổ 1 bài thơ “Từ ấy” không chỉ hay về nội dung mà còn đẹp về hinh thức khi kết hợp độc đáo giữa trữ tình , tự sự , sử dụng nhuần nhuyễn , tinh tế các biện pháp tu từ. Tất cả đã khắc họa thật rõ niềm hạnh phúc vui sướng của tác giả khi giác ngộ lý tưởng CM. Qua đó ngợi ca CM, ngợi ca đất nước, ngợi ca ĐCS, dông thời giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, vai trò của tư tưởng CM, là con đường,là lẽ sống duy nhất cho nền ĐL dân tộc