Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Cái Tôi cá nhân và sự thay đổi thi pháp trong Thơ Mới

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 7 tháng 11 2019 lúc 16:18:36 | Được cập nhật: 6 giờ trước (11:20:14) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 753 | Lượt Download: 6 | File size: 0.017282 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Cái Tôi cá nhân và sự thay đổi thi pháp trong Thơ Mới Thơ mới với sự xuất hiện của cái tôi cá nhân đã mang theo nhiều khát vọng cá nhân và đi theo đó là nhu cầu đổi mới về thi pháp và tư duy thơ, cho sự sáng tạo nh ững hình th ức bi ểu hi ện phong phú mang sắc thái độc đáo của phong cách cá nhân. Giáo sư H ồ Thế Hà đã quan ni ệm “Thơ Mới đã thực sự làm một cuộc cách mạng trong thi ca. Họ quan niệm về con ng ười, v ề không gian, thời gian cũng như những mối tương quan khác với môi trường, thiên nhiên hoàn toàn khác trước và thể hiện cách nhìn ấy vào từng tác phẩm một cách thành công.” Thứ nhất, về quan niệm con người, cái Tôi cá nhân đã nhìn nhận con ngươi ở một vị thế khác hẳn với con người trong văn học trung đại. văn học trung đại phủ nhận con người cá nhân và đề cao con người cộng đồng, con người công dân. Con người phải khuất ph ục b ởi “m ệnh trời”, bởi ý vua, con người phải nép mình vào thiên nhiên, phải phục tùng đạo đức. Con người trong Thơ mới được đặt ở vị trí là trung tâm của những mối quan hệ. Thơ mới đề cao giá tr ị bản ngã, cái nhìn lãng mạn đã đưa con người ngang tầm vũ trụ thậm chí cao hơn cả vũ trụ: “Ta là một, là riêng, là thứ nhất Không có ai bè bạn nổi cùng ta” (Xuân Diệu) “Tôi chỉ là một khách tình si Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể Mượn cây bút nàng Ly tao tôi vẽ Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca” (Thế Lữ) Thứ hai, cảm thức về thời gian trong thơ mới cũng là một nét độc đáo. Thơ mới luôn nhìn đời bằng con mắt thời gian. Thời gian trong Thơ mới luôn gắn liền với tâm trạng. Với Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư… thời gian hiện tại luôn gắn liền với nhịp sống hối hả, vội vàng , gấp gáp: “Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi, tình non sắp già rồi…” “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Xuân Diệu) Còn thời gian quá khứ thì thường gắn với sự tiếc nuối vì những gì đẹp đẽ đã vội đi qua: “Ai hay trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng Với cả hoa tươi muôn cánh rữa Về đây đem chắn nẻo xuân sang” 1 (Chế Lan Viên) Thứ ba, cảm nhận về không gian nghệ thuật trong Thơ mới cũng là bước đột phá mới mẻ so với thơ cũ. Nếu thiên nhiên trong thơ xưa là tiêu chuẩn của cái đẹp, là thước đo vẻ đẹp con người thì đến Thơ Mới, cách nhìn nhận ấy không còn nguyên vẹn nữa. Thiên nhiên, vũ trụ được đánh giá theo cái nhìn trạng thái cảm xúc của con người. Độ cao rộng, mênh mông của thiên nhiên bây giờ được cảm nhận thông qua không gian ngập tràn nỗi cô đơn của Huy Cận: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng” (Huy Cận) “Sương nương theo trăng ngừng lên trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…” (Xuân Diệu) Không gian được cảm nhận bằng sự cảm nhận tinh tế của các giác quan và đặc biệt là xúc cảm: ‘Không gian như có dây tơ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn” (Xuân Diệu) Và có khi, không gian nghệ thuật trong Thơ mới còn được cảm nhận ở chiều sâu của không gian văn hóa, tập trung tất cả vẻ đẹp của truyền thống gắn với khát vọng của cá nhân: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u cùng với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Nguyễn Bính) Có thể nói, cái Tôi cá nhân là một cuộc giải phóng vĩ đại trong thi ca Việt Nam. Từ đây, thơ ViệtNambước vào một thời kỳ mới phát triển rực rỡ với những phong cách thơ độc đáo, mỗi người mỗi vẻ làm nên “một thời đại trong thi ca”. | Tài liệu trích dẫn từ nghiên cứu của tác giả NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN. 2