Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bảng nhãn đầu tiên và trẻ tuổi nhất

807bab3aebdd7100234b8edcf67dc637
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 1 2021 lúc 22:06:07 | Được cập nhật: 25 tháng 4 lúc 6:39:14 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 338 | Lượt Download: 2 | File size: 0.014793 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bảng nhãn đầu tiên và trẻ tuổi nhất Làng Kẻ Rị (tên nôm của làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) có một ngôi đền tuy kiến trúc khiêm nhường, chỉ ba gian tiền đường và một gian hậu cung, nhưng người được thờ là một danh nhân nức tiếng muôn đời. Đó chính là ngôi đền thờ vị Bảng nhãn, người mở đầu biên soạn quốc sử nước ta – Lê Văn Hưu (1230-1322). Nguyên trước, đền có quy mô rộng lớn, phía trước có gác chuông. Đền gồm: 9 gian hậu cung và 5 gian tiền đường. Nhưng theo thời gian, ngôi đền bị chiến tranh và thời gian tàn phá. Sau khi đền được nhân dân đóng góp, trùng tu một gian hậu cung và ba gian tiền đường, tất cả đều lợp ngói thì các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành lập hồ sơ di tích và đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định ngày 13/3/1990. Lê Văn Hưu là cháu bảy đời của Lê Lương, một vị hào trưởng ở đất Ái Châu, đời vua Đinh Tiên Hoàng. Cha ông là Lê Văn Minh, mẹ ông là Đỗ Thị Hòa. Cái tên Văn Hưu là do ông ngoại Đỗ Tất Bình đặt cho. Khi Lê Văn Hưu sinh ra, chế độ khoa cử ở nước ta đã được 155 năm. Nho giáo bước đầu phát triển mạnh mẽ, cân bằng với Phật giáo. Tuy mấy tháng tuổi đã mồ côi cha, nhưng Lê Văn Hưu vẫn được người mẹ tảo tần nuôi dậy và cho theo học thầy đồ họ Nguyễn ở làng Phúc Triền (Kẻ Bôn) quanh vùng. Người dân quê hương Kẻ Rị còn truyền tụng những câu chuyện về thần đồng Lê Văn Hưu. Chuyện kể, một lần cậu bé Hưu chơi cùng chúng bạn quanh lò rèn. Thấy cái dùi vở đẹp, Lê Văn Hưu tần ngần lấy xem. Người thợ rèn biết cậu bé thích nhưng chắc không có tiền mua nên nói nếu đối được vế đối của ông sẽ cho cậu cái dùi vở. Lê Văn Hưu ưng thuận. Ông thợ rèn ra vế đối: “Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở”. Lê Văn Hưu đối liền: “Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên”. Không chỉ đối mà được dùi vở, cũng chỉ bằng câu đối mà Lê Văn Hưu còn được vợ. Chuyện rằng, thầy đồ họ Nguyễn làng Kẻ Bôn có hai cô con gái xinh đẹp, nhất là cô chị. Lê Văn Hưu thầm yêu trộm nhớ đã nhiều. Hôm ấy, hai cô phơi đậu ở sân, Lê Văn Hưu mải ngắm, quên cả bài thầy đang giảng. Thầy đồ quở. Lê Văn Hưu giật mình chịu phạt. Thầy đồ ra vế đối nếu đối được sẽ tha. Rồi thầy đọc: “Sân trước phơi đậu, sân sau phơi đậu, ngươi muốn đậu ta cho đậu”. Lê Văn Hưu đối luôn: “Cô lớn hái hoa, cô bé hái hoa, ông Thám hoa, tôi thám hoa”. Vế ra và vế đối chan chát, đầy ngụ ý. Quả nhiên sau đó, Lê Văn Hưu được thầy gả con gái đầu cho. Hay lần khác thầy ra vế đối: “Con mộc tựa cây bàng dòm nhà bảng nhãn”. Lê Văn Hưu đối: “Thằng quỷ ôm cái đấu, tựa cửa khôi nguyên”. Với tài học lừng danh, lại chăm dùi mài kinh sử, Lê Văn Hưu đã đỗ Bảng nhãn khoa thi năm Đinh Mùi (1247) đời vua Trần Thái Tông. Đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử nước ta lấy danh vị tam khôi. Và điều thú vị là khoa thi này cũng là khoa thi có tam khôi trẻ nhất trong lịch sử: Trạng nguyên Nguyễn Hiền 12 tuổi, Bảng nhãn Lê Văn Hưu 18 tuổi, Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi.