Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phần 2: Bài tập xác định chất phản ứng, hoàn thành phương trình phản ứng

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 18 tháng 5 2020 lúc 15:50:31


Bài 1: Cho các dung dịch muối NaCl, FeSO4, KHCO3, NH4Cl, K2S, Al2(SO4)3, Ba(NO3)2 . Chọn câu đúng :

A.  Có 3 dung dịch tác dụng với HCl. 

B.  Có 3 dung dịch làm quỳ tím hóa xanh.

C.  Có 3 dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ. 

D.  Có 3 dung dịch tác dụng với NaOH.

Bài 2: Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A.  Al, Al2O3, MgO, H3PO4, MgSO4  

B.  H2SO4, CO2, NaHSO3, FeCl2, Cl2

C.  HNO3, HCl, CuSO4, KNO4, Zn(OH)2

D.  FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3, NH3

Bài 3: Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là:

A.  Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3 

B.  Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl

C.  Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3 

D.  Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl

Bài 4: Tiến hành các thí nghiệm sau:

1) Hòa tan Fe2O3 bằng lượng dư HCl;

2) Cho C tác dụng với khí O2 ở điều kiện nhiệt độ cao;

3) Cho HCl tác dụng với dung dịch muối Na2CO3;

4) Hòa tan kim loại Mg trong dung dịch H2SO4 loãng;

5) Cho khí H2 qua bột CuO, nung nóng;

6) Đốt cháy S trong không khí;

Số trường hợp phản ứng tạo chất khí là:

A. 3        B. 4        C. 5        D. 6

Bài 5: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đ, n) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là:

A. 4        B. 5        C. 6        D. 7

Bài 6: Cho 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 4 dung dịch trong suốt, không màu chứa một trong các hóa chất riêng biệt: Ba(OH)2, H2SO4, HCl, NaCl. Để nhận biết từng chất có trong từng lọ dung dịch cần ít nhất số hóa chất là:

A. 0        B. 1        C. 2        D. 3

Bài 7: Cho các chất sau: Fe, Mg, Cu, AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Số cặp chất tác dụng với nhau là:

A. 7        B. 9        C. 6        D. 8

Bài 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: CaO + 2HCl → X + H2O

Hỏi X là chất nào?

A. CaCl2        B. Cl2        C. Ca(OH)2        D. Đáp án khác

Bài 9: Để nhận biết: HCl, Na2SO4, NaOH; người ta dùng thuốc thử nào sau đây:

A. BaCl2        B. KMnO4

C. Quỳ tím        D. AgNO3

Bài 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đ, n) → CuSO4 + SO2 + H2O.

Hoàn thành sơ đồ phản ứng và cho biết tổng hệ số các chất phản ứng là bao nhiêu?

A. 1        B. 4        C. 2        D. 3

Đáp án và hướng dẫn giải

Bài 1:

Dung dịch tác dụng với HCl: KHCO3, K2S

Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KHCO3

Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: NH4Cl

Dung dịch tác dụng với NaOH: FeSO4, Al2(SO4)3, NH4Cl

⇒ Chọn D.

Bài 4:

Các thí nghiệm sinh ra chất khí là: 2, 3, 4, 6

⇒ Chọn B.

Bài 5:

X + H2SO4 (đ, n) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

Các chất X thỏa mãn phản ứng trên là: Fe, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeSO4, FeS, FeS2

⇒ Chọn D.

Bài 6:

Trích mẫu thử 4 mẫu dung dịch.

Dùng quỳ tím thử 4 mẫu thử:

- Quỳ hóa đỏ là: H2SO4 và HCl.

- Quỳ hóa xanh là: Ba(OH)2.

- Quỳ không đổi màu là: NaCl.

Dùng Ba(OH)2 nhận biết 2 dung dịch axit: H2SO4 tạo kết tủa trắng với Ba(OH)2, HCl không có hiện tượng.

PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

⇒ Chọn B.

Bài 7:

1. Fe tác dụng với AgNO3.

2. Fe tác dụng với CuCl2.

3. Mg tác dụng với AgNO3.

4. Mg tác dụng với CuCl2.

5. Mg tác dụng với Fe(NO3)2.

6. Cu tác dụng với AgNO3

⇒ Chọn C.

Bài 8:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

⇒ X là CaCl2

⇒ Chọn A.

Bài 10:

X + H2SO4 (đ, n) → CuSO4 + SO2 + H2O.

X là Cu.

Cu + 2H2SO4 (đ, n) → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

Tổng hệ số các chất phản ứng = 1 + 2 = 3.

⇒ Chọn D.


Được cập nhật: hôm kia lúc 18:56:43 | Lượt xem: 386

Các bài học liên quan