Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài tập trắc nghiệm trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47 SBT Sinh học 9

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 5 tháng 11 2019 lúc 10:23:41


Mục lục
* * * * *

Bài 1 trang 40 SBT Sinh học 9

Tham gia vào cấu trúc của ADN có các bazơ nitric nào ?

A. Ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và uraxin (U).

B. Guanin (G), xitôzin (X), ađênin (A), uraxin (Ư).

C. Ađênin (A), timin (T), uraxin (U), guanin (G).

D. Ađênin (A), timin (T), guanin (G), xitôzin (X).

Lời giải

Đáp án D

Bài 2 trang 40 SBT Sinh học 9

Phân tử nào có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền ?

A. Cacbohidrat.     B. Lipit.

C. ADN.     D. Prôtêin.

Lời giải

Đáp án C

Bài 3 trang 40 SBT Sinh học 9

Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là

A. glucôzơ.     B. axit amin

C. nuclêôtit.     D. axit béo.

Lời giải

Đáp án C

Bài 4 trang 40 SBT Sinh học 9

Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng cùa ADN. yếu tố nào là quyết định nhất ?

A. Cấu trúc xoắn kép của ADN.

B. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

C. Số lượng các nuclêôtit.

D. Cấu trúc không gian của ADN.

Lời giải

Đáp án B

Bài 5 trang 41 SBT Sinh học 9

Yếu tố nào cần và đủ để quy định tính đặc thù của phân tử ADN ?

A. Số lượng các nuclêôtit.

B. Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia.

C. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

D. Cấu trúc không gian của ADN.

Lời giải

Đáp án C

Bài 6 trang 41 SBT Sinh học 9

ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do

A. sự trùng hợp một loại đơn phân.

B. sự trùng hợp hai loại đơn phân.

C. sự trùng hợp ba loại đơn phân.

D. sự trùng hợp bốn loại đơn phân.

Lời giải

Đáp án D

Bài 7 trang 41 SBT Sinh học 9

Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng

A. trình tự của mỗi nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

B. trình tự của các bộ ba nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

C. trình tự của các bộ hai nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

D. trình tự của các bộ bốn nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

Lời giải

Đáp án B

Bài 8 trang 41 SBT Sinh học 9

Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là

A. A = X ; G = T.

B. A = G ; T = X.

C. A + T = G + X.

D. A/T = G/X.

Lời giải

Đáp án D

Bài 9 trang 41 SBT Sinh học 9

Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là

A. A T G X A T

A G X G T A

B. A G A A X T

A X T T G A

C. A G X T A G

T X G A T X

D. A G G A X X T

T X X T G A A

Lời giải

Đáp án C

Bài 10 trang 42 SBT Sinh học 9

Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN là gì ?

A. Một bazơ lớn (X, G) được liên kết với một bazơ bé (T, A).

B. liên kết với T, G liên kết với X.

C. A + G = T + X.

D. A + G/T + X=1.

Lời giải

Đáp án B

Bài 11 trang 42 SBT Sinh học 9

ADN có 4 loại đơn phân với tác dụng

A. hình thành cấu trúc hai mạch.

B. tạo nên sự kết cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa hai mạch.

C. tạo ra tính chất bổ sung giữa hai mạch.

D. tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền.

Lời giải

Đáp án D

Bài 12 trang 42 SBT Sinh học 9

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là A.

A. liên kết với T, G liên kết với X.

B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.

C. A liên kết U, G liên kết với X.

D. A liên kết X, G liên kết với T.

Lời giải

Đáp án A

Bài 13 trang 42 SBT Sinh học 9

Trong chu kì tế bào nguyên phân, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở

A. kì trung gian.     B. kì đầu.

C. kì giữa.     D. kì sau.

Lời giải

Đáp án A

Bài 14 trang 42 SBT Sinh học 9

Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.

C. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.

D. trên mỗi mạch ADN con có đoạn của ADN mẹ, có đoạn được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường

Lời giải

Đáp án C

Bài 15 trang 42 SBT Sinh học 9

Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách

A. ngẫu nhiên.

B. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó.

C. dựa trên nguyên tắc bổ sung.

D. các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ nitric có kích thước bé.

Lời giải

Đáp án C

Bài 16 trang 43 SBT Sinh học 9

Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng

A. đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.

B. sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.

C. góp phần tạo nên sự ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ.

D. góp phần tạo nên cấu trúc 2 mạch của ADN.

Lời giải

Đáp án B

Bài 17 trang 43 SBT Sinh học 9

Số nuclêôtit trung bình của gen là

A. 1200 - 3000 nuclêôtit.     B. 1300 - 3000 nuclêôtit.

C. 1400 - 3200 nuclêôtit.     D. 1200 - 3600 nuclêôtit.

Lời giải

Đáp án A

Bài 18 trang 43 SBT Sinh học 9

Trong tế bào lưỡng bội ở người có khoảng

A. 1,5 vạn gen.     B. 2,5 vạn gen.

C. 3,5 vạn gen.     D. 4,5 vạn gen.

Lời giải

Đáp án C

Bài 19 trang 43 SBT Sinh học 9

Gen B có 2400 nuclêôtit. Chiều dài của gen B là

A. 2040 Ả.     B. 3060 Ả.

C. 4080 Ả.     D. 5100 Ả.

Lời giải

Đáp án C

Bài 20 trang 43 SBT Sinh học 9

Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu ?

A. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T = 7660 nuclêôtit.

B. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T = 7640 nuclêôtit.

C. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T = 7620 nuclêôtit.

D. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T = 7680 nuclêôtit.

Lời giải

Đáp án D

Bài 21 trang 43 SBT Sinh học 9

Gen B dài 5100 oA. Số nuclêôtit của gen B là

A. 1200.     B. 1800.

C. 2400.     D. 3000.

Lời giải

Đáp án D

Bài 22 trang 43 SBT Sinh học 9

Gen B dài 5100oA, có A + T = 60% số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit từng loại của gen B là

A. G = X = 600 ; A = T = 900.

B. G = X = 700 ; A = T = 800.

C. G = X = 800 ; A = T = 700.

D. G = X = 900 ; A = T = 600.

Lời giải

Đáp án A

Bài 23 trang 44 SBT Sinh học 9

Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000 G. Số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN là:

A. G=X= 300000 ; A=T= 700000.

B. G=X= 400000; A=T= 600000.

C. G=X= 500000; A=T= 500000.

D. G=X= 600000; A=T= 400000.

Lời giải

Đáp án B

Bài 24 trang 44 SBT Sinh học 9

Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng xoắn. Chiều dài của phân tử ADN là

Lời giải

Đáp án B

Bài 25 trang 44 SBT Sinh học 9

Một phân tử dài mARN dài 4080 oA, có oA=40%, U= 20% ; và X=10% số nuclêôtit của phân tử ARN. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN là

A. U= 240 , A= 460 , X= 140 , G= 360 .

B. U= 240 , A= 480 , X= 140 , G= 340 .

C. U= 240 , A= 460 , X= 140 , G= 380 .

D. U= 240 , A= 480 , X= 140 , G= 360 .

Lời giải

Đáp án B

Bài 26 trang 44 SBT Sinh học 9

Quá trình tái bản ADN có vai trò gì?

A. Chỉ truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế.

B. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào và từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. Truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế và qua các thế hệ tế bào.

D. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào.

Lời giải

Đáp án C

Bài 27 trang 44 SBT Sinh học 9

Sau khi kết thúc nhân đôi, từ một ADN mẹ đã tạo nên

A. hai ADN, trong đó mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.

B. hai ADN, trong đó mạch ADN có sự đan xen giữa cũ và đoạn mới được tổng hợp.

C. hai ADN mới hoàn toàn.

D. một ADN mới hoàn toàn và 1 ADN cũ.

Lời giải

Đáp án A

Bài 28 trang 44 SBT Sinh học 9

Sự tổng hợp ARN được thực hiện

A. theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen.

B. theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.

C. theo nguyên tắc bán bảo toàn.

D. theo nguyên tắc bảo toàn.

Lời giải

Đáp án B

Bài 29 trang 45 SBT Sinh học 9

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp ARN là

A. A liên kết với T, G liên kết với X.

B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.

C. A liên kết U, G liên kết với X.

D. A liên kết X, G liên kết với T.

Lời giải

Đáp án B

Bài 30 trang 45 SBT Sinh học 9

mARN có vai trò

A. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.

B. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

C. tham gia cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.

D. lưu giữ thông tin di truyền.

Lời giải

Đáp án A

Bài 31 trang 45 SBT Sinh học 9

Một phân tử mARN dài 4080 oA. Phân tử mARN chứa bao nhiêu bộ ba ?

A. 300.     B. 400.

C. 500.     D. 600.

Lời giải

Đáp án B

Bài 32 trang 45 SBT Sinh học 9

Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp phân tử là

A. mARN.     B. prôtêin.

C. tARN.     D. ADN.

Lời giải

Đáp án D

Bài 33 trang 45 SBT Sinh học 9

Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là

A. glucôzơ.     B. axit amin.

C. nuclêôtit.     D. vitamin.

Lời giải

Đáp án B

Bài 34 trang 45 SBT Sinh học 9

Tính đặc thù của mỗi loại prôtêin chủ yếu do yếu tố nào quy định ?

A. Số lượng axit amin.

B. Thành phần các loại axit amin.

C. Trình tự sắp xếp các loại axit amin.

D. Các bậc cấu trúc khác nhau.

Lời giải

Đáp án C

Bài 35 trang 45 SBT Sinh học 9

Chức năng không có ở prôtêin là

A. cấu trúc.

B. xúc tác quá trình trao đổi chất.

C. điều hoà quá trình trao đổi chất.

D. truyền đạt thông tin di truyền.

Lời giải

Đáp án D

Bài 36 trang 46 SBT Sinh học 9

Cấu trúc bậc 4 của prôtêin

A. có ở tất cả các loại của prôtêin.

B. chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 pôlipeptit có cấu trúc khác nhau.

C. chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều pôlipeptit có cấu trúc giống nhau.

D. chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 giống nhau hoặc khác nhau.

Lời giải

Đáp án D

Bài 37 trang 46 SBT Sinh học 9

Prôtêin thực hiện được chức năng phổ biến ở cấu trúc

A. bậc 1.     B. bậc 2.

C. bậc 3.     D. bậc 4.

Lời giải

Đáp án C

Bài 38 trang 46 SBT Sinh học 9

Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin là

A. cấu trúc bậc 1.     B. cấu trúc bậc 2.

C. cấu trúc bậc 3.     D. cấu trúc bậc 4.

Lời giải

Đáp án A

Bài 39 trang 46 SBT Sinh học 9

Gen và prôtêin phải có mối quan hệ với nhau qua một dạng cấu trúc trung gian là

A. tARN.     B. mARN.

C. rARN.     D. enzim.

Lời giải

Đáp án B

Bài 40 trang 46 SBT Sinh học 9

Thực chất của quá trình hình thành chuỗi axit amin là sự xác định

A. trật tự sắp xếp của các axit amin.

B. số lượng axit amin.

C. số loại các axit amin.

D. cấu trúc không gian của prôtêin.

Lời giải

Đáp án A

Bài 41 trang 46 SBT Sinh học 9

Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó

A. U liên kết với G, A liên kết với X.

B. A liên kết với T, G liên kết với X.

C. A liên kết với X, G liên kết với T.

D. A liên kết với U, G liên kết với X.

Lời giải

Đáp án D

Bài 42 trang 46 SBT Sinh học 9

Một axit amin trong phân tử prôtêin được mã hoá trên gen dưới dạng D. A liên kết với Ư, G liên kết với X.

A. mã bộ một.     B. mã bộ hai.

C. mã bộ ba.     D. mã bô bốn.

Lời giải

Đáp án C

Bài 43 trang 47 SBT Sinh học 9

Một đoạn mARN có trinh tự các nuclêôtit :

U X G X X U U A U X A U G G U

khi tổng hợp chuỗi axit amin thì cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu axit amin ?

A. 3 axit amin.     B. 4 axit amin.

C. 5 axit amin.     D. 6 axit amin.

Lời giải

Đáp án C

Bài 44 trang 47 SBT Sinh học 9

Ribôxôm khi dịch chuyển trên mARN theo từng nấc

A. 1 nuclêôtit.     B. 2 nuclêôtit.

C. 3 nuclêôtit.     D. 4 nuclêôtit.

Lời giải

Đáp án C


Được cập nhật: 19 giờ trước (11:28:06) | Lượt xem: 497

Các bài học liên quan