Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài tập có lời giải trang 10, 11, 12, 13 SBT Sinh học 7

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 1 tháng 11 2019 lúc 10:04:54


Mục lục
* * * * *

Bài 1 trang 10 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh.

Lời giải:

Động vật nguyên sinh có các đặc điểm chung sau :

- Cơ thể có kích thước hiển vi và chỉ là 1 tế bào, nhưng khác với tế bào của động vật đa bào ở chỗ : đó là một cơ thể độc lập thực hiện đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống.

- Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau để thực hiện các chức năng sống như : dinh dưỡng, bài tiết, di chuyển...

- Hầu hết chúng sống ở nước, số nhỏ sống ở đất ẩm và kí sinh.

Hình. Đại diện của Động vật nguyên sinh a) Trùng roi xanh , b) Trùng biến hình ; c) Trùng giày ; d) Bào xác kiết lị 1. Nhân ; 2. Chất nguyên sinh ; 3. Chân giả ; 4. Roi; 5. Lông bơi; 6. Không bào tiêu hoá ; 7. Không bào co bóp ; 8. Diệp lục ; 9. Hạt dự trữ; 10. Điểm mất ; 11. vỏ bào xác

Bài 2 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm của trùng roi.

Lời giải:

Trùng roi có các đặc điểm sau :

- Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù.

- Bào quan di chuyển là roi, một bộ phận chuyên hoá của chẩt nguyên sinh. Khi di chuyển, roi khoan vào nước để kéo cơ thể tiến theo.

- Có lớp màng trong suốt phủ cơ thể nên cơ thể chúng có hình thù nhất định và nhìn rõ được các bào quan bên trong cơ thể.

- Cơ thể thường chứa các hạt diệp lục nên tuy là động vật nhưng chúng có khả năng vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng.

- Có điểm mắt màu đỏ ở gốc roi với khả năng nhận biết được sáng và tối.

- Một số trùng roi có khả năng tạo thành tập đoàn trùng roi (tập đoàn Vôn vốc gồm nhiều tế bào chung sống, nhưng mỗi tế bào ấy vẫn là các cá thể độc lập).

- Sinh sản phân đôi theo chiều dọc cơ thể.

Bài 3 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm dinh duũng của trùng giày.

Lời giải:

Trùng giày có các đặc điểm dinh dưỡng sau :

- Thức ăn lấy vào qua lỗ miệng, cặn bã thải ra qua lỗ thoát.

- Thức ăn qua miệng và hầu, được vo thành viên trong không bào tiêu hoá.

- Không bào tiêu hoá di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định.

- Enzim tiêu hoá biến đổi thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.

Bài 4 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh kí sinh.

Lời giải:

Động vật nguyên sinh kí sinh có các đặc điểm chung sau :

- Bào quan di chuyển đều tiêu giảm.

- Dinh dưỡng kiểu hoại sinh, rất thích hợp với môi truờng kí sinh thường luôn giàu chất dinh dưỡng.

- Sinh sản vô tính rất nhanh : mỗi lần sinh sản thường cho ra hàng chục hay hàng trăm cá thể mới (kiểu liệt sinh). Đôi khi có xen kẽ sinh sản hữu tính.

- Chỉ kí sinh ở 1 cơ thể (như trùng kiết lị) hoặc 2 cá thể (có thay đổi vật chủ như ở trùng sốt rét).

Bài 5 trang 12 SBT Sinh học 7

Động vật nguyên sinh có nhũng vai trò quan trọng gì ?

Lời giải:

Động vật nguyên sinh có các vai trò quan trọng sau :

- Chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn ở nước (là thức ăn không thể thiếu của giáp xác nhỏ và nhóm này lại là thức ăn quan trọng của cá).

- Là một trong các chỉ thị về độ trong sạch của môi trường nước.

- Hoá thạch của chúng còn là chỉ thị của tuổi các địa tầng và tài nguyên khoáng sản. Một số tham gia hình thành vỏ trái đất.

- Nhiều động vật nguyên sinh kí sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật (như bệnh sốt rét, bệnh kiết lị, bệnh ngủ... ở người, bệnh cầu trùng ở thỏ…).

Bài 6 trang 12 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm và ý nghĩa của tập đoàn trùng roi.

Lời giải:

Tập đoàn trùng roi có các đặc điểm và ý nghĩa sau :

- Chúng gồm nhiều tế bào liên kết lại với nhau như mạng lưới.

- Mỗi cá thể có roi quay ra ngoài để cùng di chuyển nhưng vẫn sống độc lập, chưa có sự chuyên hoá về chức năng.

- Giữa các tế bào có các "cầu nguyên sinh chất" liên hệ với nhau.

Chúng được coi như một hình thức "chuyển tiếp" giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

Bài 7 trang 12 SBT Sinh học 7

Có loài động vật nguyên sinh nào chỉ sống kí sinh không ? Chúng có đặc điểm gì ?

Lời giải:

Trùng kiết lị, trùng sốt rét là động vật nguyên sinh chỉ sốnơ kí sinh. Chúng có các đặc điểm sau :

- Tiêu giảm chân giả hay roi.

- Dinh dưỡng nhờ kí sinh ở máu người.

- Hoá bào xác khi gặp điều kiện không thuận lợi.

- Trùng sốt rét phải qua vật chủ trung gian (muỗi Anôphen).

Bài 8 trang 13 SBT Sinh học 7

So sánh đặc điểm trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Lời giải:

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Bài 9 trang 13 SBT Sinh học 7

Cách phòng bệnh kiết lị như thê nào ?

Lời giải:

Bào xác trùng kiết lị theo gió hay ruồi nhặng phát tán vào thức ăn rồi qua miệng, vào cơ quan tiêu hoá người, gây bệnh, đôi khi gây thành dịch. Để phòng bệnh này chỉ cần ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi (vì quá 70°c, trùng kiết lị đã chết), diệt ruổi nhặng, rửa tay trước khi ăn.

Bài 10 trang 13 SBT Sinh học 7

Hãy nêu các cách phòng chống bệnh sốt rét ở nuớc ta.

Lời giải:

Bệnh sốt rét vẫn còn là một bệnh nguy hiểm ở nước ta, nhất là ở miền núi. Các cách phòng bệnh như sau :

- Diệt muỗi Anôphen bằng 2 cách : phun thuốc trừ muỗi và vệ sinh môi trường để muỗi không có chỗ trú ngụ.

- Cải tạo đầm lầy để diệt bọ gậy là ấu trùng của muỗi.

- Tích cực ngủ màn, tẩm thuốc trừ muỗi vào vải màn.

- Phát hiện ra bệnh, cần chữa trị ngay để diệt ổ phát tán bệnh trong cộng đồng.


Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 22:34:01 | Lượt xem: 647

Các bài học liên quan