Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 17 tháng 6 2020 lúc 10:15:30


Mục lục
* * * * *

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Sự ngưng tụ là gì?

Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Ví dụ:

Khi đứng trước gương soi và thổi một hơi dài vào gương ta thấy trên gương xuất hiện một mảng mờ đục. Vết mờ đục chính là hơi nước trong hơi thở của ta đọng lại thành những giọt nước nhỏ li ti trên mặt gương.
Cho viên nước đá vào cốc nước, một lúc sau thấy ở ngoài chiếc cốc có các giọt nước đọng lại. Đó là do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại.

2. Đặc điểm của sự ngưng tụ

Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi, nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh thì nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ xảy ra cũng càng nhanh.

II. Phương pháp giải

Giải thích một số trường hợp bay hơi và ngưng tụ trong đời sống hàng ngày

Để giải thích đúng một số trường hợp bay hơi và ngưng tụ trong đời sống hàng ngày ta cần căn cứ vào đặc điểm của sự bay hơi và sự ngưng tụ đã nêu ở trên. Ngoài ra ta cần biết:

- Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào vì nó có hai hình thức:

+ Chất lỏng chuyển thành hơi ở bất kì nhiệt độ nào gọi là sự bốc hơi.

+ Chất lỏng chuyển thành hơi qua sự đun sôi ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ này phụ thuộc vào từng loại chất lỏng gọi là sự hóa hơi.

- Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại với sự bay hơi nên sự ngưng tụ xảy ra nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng giảm thì sự ngưng tụ xảy ra càng nhanh. Sự ngưng tụ chỉ xảy ra khi nhiệt độ của nó thấp hơn một nhiệt độ xác định nào đó tùy thuộc vào từng chất.


Được cập nhật: 13 tháng 4 lúc 14:39:25 | Lượt xem: 866