Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 25: Phản ứng oxi hóa – khử

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 15 tháng 10 2020 lúc 14:33:39


Mục lục
* * * * *

Bài 1 trang 102 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Một nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua \(\left( {{S^{2 - }}} \right)\) bằng cách:

A. nhận thêm một electron.

B. nhường đi một electron.

C. nhận thêm một electron.

D. nhường đi hai electron.

Hãy tìm đáp án đúng.

Lời giải chi tiết

Chọn C.

Bài 2 trang 103 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Trong phản ứng: \(C{l_2} + 2KBr \to B{r_2} + 2KCl,\) nguyên tố clo

A. chỉ bị oxi hóa.

B. bị khử.

C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

Hãy tìm đáp án đúng.

Lời giải chi tiết

\(Cl_2^0 + 2e\,\, \to \,\,2\mathop {Cl}\limits^ -  \) : sự khử \( \Rightarrow C{l_2}\) là chất oxi hóa (chất bị khử).

Chọn B.

Bài 3 trang 103 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Trong phản ứng: \(2Fe{\left( {OH} \right)_3} \to F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O\), nguyên tố sắt

A. bị oxi hóa

B. bị khử.

C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

Hãy tìm đáp án đúng.

Lời giải chi tiết

Vì số oxi hóa của Fe trước và sau phản ứng không đổi nên không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Chọn C.

Bài 4 trang 103 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Các câu sau đây đúng hay sai?

a) Sự đốt cháy natri trong khí clo là một phản ứng oxi hóa – khử.

b) \(N{a_2}O\) bao gồm các ion \(N{a^{2 + }}\) và \({O^{2 - }}\).

c) Khi tác dụng với CuO, CO là chất khử.

d) Sự oxi hóa ứng với sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố

e) Sự khử ứng với sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.

Lời giải chi tiết

Câu đúng là a, c. Câu sai là b, d, e.

a) \(4Na + {O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2N{a_2}O\)

b) Na2O bao gồm các ion Na+ và O2-

c) \(CuO + CO\xrightarrow{{{t^0}}}Cu + C{O_2}({C^{ + 2}} \to {C^{ + 4}} + 2{\text{e}}:\) chất khử, sự oxi hóa)

d) Sự oxi hóa ứng với sự tăng số oxi hóa

e) Sự khử ứng với sự giảm số oxi hóa

Bài 5 trang 103 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Tính số oxi hóa của:

a) cacbon trong \(C{H_4},CO,C,C{O_2},CO_3^{2 - },HCO_3^ - \)

b) lưu huỳnh trong \(S{O_2},{H_2}S{O_3},{S^{2 - }},S,SO_3^{2 - },HSO_4^ - ,H{S^ - }.\)

c) clo trong \(ClO_4^ - ,Cl{O^ - },C{l_2},C{l^ - },ClO_3^ - ,C{l_2}{O_7}\)

Lời giải chi tiết

a) Số oxi hóa của cacbon: \(\mathop C\limits^{ + 4} {H_4},\,\,\mathop C\limits^{ + 2} O,\,\,\mathop C\limits^0 ,\,\,\mathop C\limits^{ + 4} {O_2},\,\,\mathop C\limits^{ + 4} O_3^{2 - },\,\,H\mathop C\limits^{ + 4} O_3^ - \)

b) Số oxi hóa của lưu huỳnh: \(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2},\,\,{H_2}\mathop S\limits^{ + 4} {O_3},\,\,\mathop {{S^{2 - }}}\limits^{ - 2} ,\,\,\mathop S\limits^0 ,\,\,\mathop S\limits^{ + 4}{O_3}^{2-} ,\,\,H\mathop S\limits^{ + 6} O_4^ - ,H\mathop {{S^ - }}\limits^{ - 2} .\)

c) Số oxi hóa của clo: \(\mathop {Cl}\limits^{ + 7} O_4^ - ,\,\,\mathop {Cl}\limits^{ + 1} {O^ - },\,\,\mathop {C{l_2}}\limits^0 ,\,\,\mathop {C{l^ - }}\limits^{ - 1} ,\,\,\mathop {Cl}\limits^{ + 5} O_3^ - ,\,\,\mathop {C{l_2}}\limits^{ + 7} {O_7}.\)

Bài 6 trang 103 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Lập các phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng:

\(\eqalign{  & a)\,\,N{a_2}S{O_3} + KMn{O_4} + {H_2}O \to N{a_2}S{O_4}\cr& \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;+ Mn{O_2} + KOH  \cr  & b)\,\,FeS{O_4} + {K_2}C{r_2}{O_7} + {H_2}S{O_4} \to F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;+ {K_2}S{O_4} + C{r_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + {H_2}O  \cr  & c)\,\,Cu + HN{O_3} \to Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + N{O_2} + {H_2}O  \cr  & d)\,\,Cu + HN{O_3} \to Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + NO + {H_2}O  \cr  & e)\,\,F{e_3}{O_4} + HN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + NO + {H_2}O  \cr  & g)\,\,Fe + {H_2}S{O_4} \to F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + S{O_2} + {H_2}O  \cr  & h)\,\,C{l_2} + NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O \cr} \)

Lời giải chi tiết

Bài 7 trang 104 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Điiot pentaoxit \(\left( {{I_2}{O_5}} \right)\) tác dụng với cacbon monooxit tạo ra cacbon điooxit và iot.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử trên.

b) Khi cho 1 lít hỗn hợp khí có chứa CO và \(C{O_2}\) tham gia phản ứng thì khối lượng điiot pentaoxit bị khử là 0,50g. Tính thành phần phần trăm về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng ở điều kiện thí nghiệm, thể tích mol của chất khí V = 24 lít.

Lời giải chi tiết

a) Phương trình phản ứng: \({I_2}\mathop {{O_5}}\limits^{ + 5}  + \mathop C\limits^{ + 2} O\,\, \to \,\,\mathop C\limits^{ + 4} {O_2} + \mathop {{I_2}}\limits^0 \)

\( {I_2}{O_5} + 5CO\,\, \to \,\,5C{O_2} + {I_2}.  \)

b) Tính phần trăm về thể tích CO trong hỗn hợp khí:

Gọi x là số mol của CO, y là số mol của CO­2 có trong 1 lít hỗn hợp.

Ta có \(x + y = {1 \over {24}}\,\,\,\left( 1 \right)\)

Chỉ có CO tham gia phản ứng. Theo phương trình phản ứng:

\({n_{CO}} = 5{n_{{I_2}{O_5}}} = {{5.0,5} \over {334}} = x\)

Ta có: \(\% {V_{CO}} = \% {n_{CO}} = {{2,5} \over {334}}.24.100 \approx 18\% .\)


Được cập nhật: hôm kia lúc 15:39:53 | Lượt xem: 434

Các bài học liên quan