Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

2. Đề thi thử THPTQG 2021 - GDCD - THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc - Lần 1 - File word có đáp án

c27230787c4e4eed47e696b31b9ae877
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 7 2021 lúc 12:30:42 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 17:34:13 | IP: 113.176.48.255 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 202 | Lượt Download: 3 | File size: 0.087552 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN KỲ THI KHẢO SÁT CĐ LỚP 12, LẦN 1, NĂM HỌC 2020-2021 MÔN THI: GDCD (thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 136 Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Điểm khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự là? A. Hành vi vi phạm B. Mức độ vi phạm C. Biện pháp xử lí D. Chủ thể vi phạm Câu 2: Người chưa thành niên, theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ: A. 18 tuổi B. 16 tuổi C. 15 tuổi D. 17 tuổi Câu 3: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn giành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. thi hành pháp luật D. áp dụng pháp luật Câu 4: Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng, khi đó bên mua đã có hành vi vi phạm : A. hành chính B. dân sự C. hình sự D. kỷ luật Câu 5: Phương án nào dưới đây đúng với nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí? A. Không phân biệt đối xử khi truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với công dân phạm tội. B. Những người cùng thực hiện hành vi phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm pháp lí. C. Người ngang nhau về chức vụ thì chịu trách nhiệm pháp lí ngang nhau. D. Những người lập pháp thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 6: Biết chị H thường xuyên bị chồng là anh K đánh đập, nhiều lần khuyên can nhưng anh K không nghe, bà M mẹ chị H đã thuê P đánh anh K gãy tay. Bức xúc, ông T là bố anh K đến nhà bà M lớn tiếng lăng nhục mẹ con bà trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị H bị giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh K, bà M và P. B. Anh K, bà M và ông T. C. Anh K, chị H và bà M. D. Chị H, bà M và ông T. Câu 7: Ông M là cựu chiến binh, anh N là chủ cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và anh K em trai anh N là Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cùng sống trong một khu dân cư. Do ông M nhiều lần phê bình cơ sở sản xuất của anh N vứt rác thải không đúng nơi quy định nên hai người xảy ra mâu thuẫn. Một lần trong ca trực với anh H, phát hiện ông M không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, anh K đã đề nghị anh H lập biên bản và ra quyết định xử phạt ông M theo quy định. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh H, anh K và ông M. B. Anh K và ông M. C. Anh N, anh K và anh H. D. Ông M và anh N. Câu 8: Công dân B không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong trường hợp này, công dân B đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 9: Nguyễn Văn C bị bắt vì tội vu khống và tội làm nhục người khác. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn C sẽ phải chịu: A. trách nhiệm hình sự B. trách nhiệm hành chính C. trách nhiệm dân sự D. trách nhiệm kỉ luật Câu 10: “ Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Con không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”. Thể hiện A. bình đẳng trong gia đình. B. chuẩn mực giữa cha mẹ và con. C. bình đẳng giữa cha mẹ và con. D. truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trang 1 Câu 11: Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà H đã tố cáo ông T thường xuyên tổ chức đánh bạc gây mất trật tự an ninh nên con ông T là anh K đã đánh bà H khiến bà bị thương. Thấy vậy, ông V là chủ tọa tạm dừng cuộc họp và cử người đưa bà H đi cấp cứu. Chứng kiến sự việc chị Y đã báo cho cơ quan chức năng. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật? A. Ông T và bà H. B. Ông V, chị Y và bà H. C. Ông T chị Y và anh K. D. Ông T và anh K. Câu 12: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 13: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên những nguyên tắc nào sau đây? A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 14: Anh A đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt quá tốc độ cho phép bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản phạt tiền. Đó là hình thức thực hiện pháp luật nào của cảnh sát giao thông ? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 15: Hình thức xử phạt nào sau đây không thuộc xử phạt hành chính? A. Cảnh cáo. B. Phạt tù. C. Phạt tiền. D. Bồi thường. Câu 16: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của Ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cà phê X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M. B. Anh K và anh M. C. Ông H, ông B, anh K và anh M. D. Ông H và ông B Câu 17: Biết chuyện chồng mình là anh P có quan hệ tình cảm bất chính với đồng nghiệp là chị K, chị V đã kể lại sự việc với mẹ đẻ là bà N. Tức giận, bà N đã thuê anh G đến đánh chị K trọng thương còn chị V rút toàn bộ số tiền hai vợ chồng tiết kiệm để cất giữ. Biết chuyện, chồng chị K là anh U đang xuất khẩu lao động ở nước ngoài đã gửi đơn li hôn ra tòa. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân gia đình? A. Anh G, chị K và anh U. B. Anh P, bà N và anh G. C. Anh G, bà N và chị V. D. Anh P, chị K và chị V. Câu 18: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm kinh tế. B. trách nhiệm chính trị. C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 19: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, chở người trái quy định, không đội mũ bảo hiểm là hành vi: A. vi phạm hình sự B. vi phạm dân sự C. vi phạm hành chính D. vi phạm kỉ luật Câu 20: Cán bộ xã X là ông M đã nhận 10 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông D được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Ông M đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Kỉ luật và dân sự. B. Hình sự và dân sự. C. Hình sự và kỉ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 21: Chị A giấu chồng thế chấp ngôi nhà của hai vợ chồng chị để lấy tiền góp vốn cùng bạn mở cửa hàng kinh doanh. Phát hiện sự việc, chồng chị A là anh S đã đánh và ép chị phải chấm dứt việc kinh doanh với bạn. Bức xúc, chị bỏ về nhà mẹ đẻ sinh sống. Chị A và anh S cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Tài chính và thương mại. B. Hôn nhân và gia đình. C. Hợp tác và đầu tư. D. Sản xuất và kinh doanh. Trang 2 Câu 22: Ông B đi xe gắn máy vào đường một chiều gây tai nạn khiến anh P bị gãy chân phải vào viện điều trị. Ông B bị cảnh sát giao thông lập biên bản phạt tiền, tạm giữ xe gắn máy và còn phải chi trả viện phí cho anh P. Trong trường hợp này, ông B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây? A. Hình sự và dân sự. B. Hành chính và hình sự. C. Hành chính và kỷ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 23: Tòa án xét xử hai người có hành vi tham ô trong điều kiện, hoàn cảnh như nhau với hình phạt khác nhau. Điều này thể hiện không bình đẳng về A. quyền của công dân. B. nghĩa vụ của công dân. C. trách nhiệm của công dân. D. trách nhiệm pháp lý. Câu 24: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Số lượng hoàng hóa trên thị trường B. Nhu cầu của người tiêu dùng C. Giá cả thị trường D. Nhu cầu của người sản xuất Câu 25: Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mua hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây? A. Phương tiện cất trữ B. Thước đo giá trị C. Phương tiện thanh toán D. Phương tiện lưu thông Câu 26: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là A. Tư liệu lao động B. Tư liệu sản xuất C. Người lao động D. Nguyên liệu Câu 27: Đầu giờ làm việc buổi chiều, biết anh B chánh văn phòng bị say rượu nên anh A văn thư sở điện lực X đã thay anh B sang phòng ông C giám đốc trình công văn khẩn. Thấy ông C đang ngủ, anh A ra quán cà phê gặp anh D nhân viên bán bảo hiểm. Vì anh D không đồng ý các điều khoản do anh A yêu cầu nên giữa hai anh đã xảy ra xô xát. Anh E quản lí quán cà phê vào can ngăn, sơ ý đẩy làm anh D ngã gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật kỉ luật? A. Anh A, ông C và anh D. B. Anh B, anh A và ông C. C. Ông C, anh A và anh E. D. Anh B, ông C và anh D. Câu 28: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của A. Sản xuất B. Thi đua C. Kinh doanh D. Cạnh tranh Câu 29: Anh T lái xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đã gây tai nạn làm chị M bị thương, tổn hại sức khỏe là 15% và xe máy bị hỏng nặng. Anh T phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự và dân sự. B. Hình sự và hành chính. C. Dân sự và hành chính. D. Kỉ luật và dân sự. Câu 30: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Khiếu nại tập thể. B. Bắt giữ con tin. C. Sử dụng ma túy. D. Tìm kiếm thị trường. Câu 31: Văn bản nào dưới đây không có tính quy phạm phổ biến? A. Luật Hình sự. B. Luật Giao thông đường bộ. C. Luật Dân sự. D. Điều lệ Đoàn Thanh niên. Câu 32: Chị K kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị K nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn thanh tra là ông Q nhưng bị ông Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị K. Khi chị K đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xô xát, con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông T đã lập biên bản xử phạt chị K về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật? A. Ông T, ông Q và chị K. B. Ông T và ông Q. C. Ông T, ông Q và chị H. D. Ông Q và chị K. Câu 33: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ? A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 12 tuổi trở lên. Trang 3 Câu 34: Ông A giám đốc bệnh viện X cùng chị B trưởng phòng tài vụ đặt mua hai máy chạy thận nhân tạo thế hệ mới nhất do anh C phân phối. Khi bàn giao, anh D kỹ thuật viên phát hiện số máy này không đảm bảo chất lượng như hợp đồng đã kí kết nên từ chối nhận và báo cáo toàn bộ sự việc với ông A. Sau đó, khi anh D đi công tác, theo chỉ đạo của ông A, chị B yêu cầu anh S là bảo vệ chuyển toàn bộ số máy này vào khoa cấp cứu của bệnh viện. Trong lần đầu tiên sử dụng máy chạy thận nhân tạo này đã có hai bệnh nhân tử vong. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông A, anh C và anh S. B. Chị B, ông A và anh C. C. Ông A, anh C và anh D. D. Chị B, anh C, anh S và ông A. Câu 35: Hành vi nào sau đây là hành vi trái pháp luật ở dạng không hành động ? A. Đi xe lạng lách, đánh võng trên đường phố. B. Kết hôn khi chưa đến tuổi theo quy định của pháp luật. C. Thanh niên đủ 18 không thực hiện nghĩa vụ quân sự. D. Lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Câu 36: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Luật Giáo dục khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Quyền lực, bắt buộc chung. C. Quy phạm phổ biến. D. Quy phạm pháp luật. Câu 37: Ông A phát hiện chủ tịch UBND xã X là ông Q có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng nên đã làm đơn tố cáo tới ủy ban nhân dân huyện. Sau đó thanh tra huyện kết luận đơn tố cáo là đúng và đã thi hành kỷ luật ông Q. Khi con ông A đến UBND xã làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động, anh H cán bộ tư pháp là con trai ông Q đã không xác nhận vào hồ sơ với lý do gia đình ông A chưa nộp các khoản đóng góp xây dựng nông thôn mới. Trong trường hợp này những ai đã sử dụng pháp luật? A. Ông Q và anh H. B. Ông A và con trai. C. Ông A và anh H. D. Ông A, ông Q và anh H. Câu 38: Trên đường phố, mọi người đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Đó là hình thức thực hiện pháp luật nào của công dân ? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 39: N tham gia cuộc thi thiết kế thời trang tỉnh H và đạt giải cao. Một hôm, chị họ của N ở tỉnh B sang chơi, vô tình thấy những thiết kế thời trang của N nên đã lén chụp lại và gửi cho D. Sau đó D đã nhờ người yêu là T nộp những thiết kế đó lên công ty thiết kế thời trang X để mong được vào đó làm việc. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật ? A. Công ty X, D, T B. N, T và công ty X. C. Chị họ của N và D. D. N và T. Câu 40: Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây ? A. Quan hệ thân nhân. B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ tinh thần. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4